Diễn đàn Học tốt - HTFM
Chào mừng bạn đến với hoctot.forumvi.com - DIỄN ĐÀN HỌC TỐT
DIỄN ĐÀN HỌC TỐT thành lập với mục đích tạo một môi trường học tập để các bạn học sinh trung học  cùng nhau thảo luận, giải bài tập, tiếp thu kiến thức và học hỏi kinh nghiệm.
Rất mong các bạn tham gia và ủng hộ diễn đàn ngày càng sôi nổi hơn!
Bạn có thể  ĐĂNG NHẬP hoặc ĐĂNG KÝ TÀI KHOẢN  để tham gia học tập với chúng tôi nhé!
Xin cảm ơn!
Diễn đàn Học tốt - HTFM
Chào mừng bạn đến với hoctot.forumvi.com - DIỄN ĐÀN HỌC TỐT
DIỄN ĐÀN HỌC TỐT thành lập với mục đích tạo một môi trường học tập để các bạn học sinh trung học  cùng nhau thảo luận, giải bài tập, tiếp thu kiến thức và học hỏi kinh nghiệm.
Rất mong các bạn tham gia và ủng hộ diễn đàn ngày càng sôi nổi hơn!
Bạn có thể  ĐĂNG NHẬP hoặc ĐĂNG KÝ TÀI KHOẢN  để tham gia học tập với chúng tôi nhé!
Xin cảm ơn!
Diễn đàn Học tốt - HTFM

DIỄN ĐÀN HỌC TỐT thành lập với mục đích tạo một môi trường học tập để các bạn học sinh trung học cùng nhau thảo luận, giải bài tập, tiếp thu kiến thức và học hỏi kinh nghiệm.


You are not connected. Please login or register

Xem chủ đề cũ hơn Xem chủ đề mới hơn Go down  Thông điệp [Trang 1 trong tổng số 1 trang]

#1
 hedgehogromantic

hedgehogromantic
Thành viên năng động
Thành viên năng động
Bạn hãy viết 3 bài văn thuyết minh. Thứ nhất là về cây khế . Thứ 2 là cây dừa. Thứ 3 là cây chuối
Chân thành cảm ơn các bạn

#2
 hoctot_diendan

avatar
Thành viên mới
Thành viên mới
Thuyết minh về cây khế
Nói đến quả chua, không ai mà không nhớ đến cây khế!
Khế là một loài cây gỗ  có nguồn gốc từ Sri Lanka và được biết đến rộng rãi tại Đông Nam Á.
Rễ cây khế là rễ cọc. Thân cây to , khỏe. Cây khế có nhiều cành, cao đến khoảng 5 m. Khác với nhiều cây  khác, cây khế không cần nhiều nắng.
Cây khế có lá kép dài đến 50 cm. Hoa khế màu tím.  Quả khế khi còn non có màu xanh, khi chín ngả sang màu vàng., Quả có 5 múi ,cho nên lát cắt ngang của quả có hình ngôi sao. Quả khế giòn, có vị chua ngọt. Các hạt nhỏ, màu nâu. Có hai giống là khế chua và khế ngọt. Khế chua thường có múi nhỏ, còn khế ngọt thường có múi to và mọng hơn.
Ngoài dùng để ăn ra, khế còn có công dụng chữa bệnh. Quả, thân , lá của cây khế có tác dụng tiêu viêm, lợi tiểu, làm long đờm và tiết nước bọt. Rễ khế có tác dụng trừ phong thấp, giảm đau. . Hoa có tác dụng trừ sốt rét. Hột khế giã nát sắc uống có tính lợi sữa, điều kinh, giải độc. Bột hột khế khô có tính an thần nhẹ.
Ở Việt Nam, Khế là cây quen thuộc được trồng từ đồng bằng . Nhìn chung, Khế là loại cây thích nghi với vùng khí hậu nóng và ẩm . Cây sinh trưởng phát triển tốt trong điều kiện nhiệt độ trung bình năm từ $20^0$ đến $33^0$.  Cây sống tốt trên nhiều loại đất. Khế ra hoa quả 1 hoặc 2 vụ một năm. Số lượng hoa quả rất nhiều. Quả chín sau 2-3 tháng . Cây tái sinh tự nhiên chủ yếu bằng hạt, hay bằng cây chồi gốc sau khi bị chặt. Người ta cũng có thể nhân giống bằng cách chiết cành.
Cây khế còn là hình ảnh trong phong thủy.
Cây Khế đối với con người Việt Nam thật thân quen, gần gũi, có mặt ở trong truyện cổ dân gian và  trong bài hát Việt . Vì thế chúng ta cần giữ gìn và bảo vệ những làoi cây khế!

#3
 hoctot_diendan

avatar
Thành viên mới
Thành viên mới
Thuyết minh về cây dừa
BÀi tham khảo 1:
“ Ai đứng như bóng dừa, tóc dài bay trong gió, có phải người còn đó, là con gái của Bến Tre…”Câu hát ngân nga mang đậm hồn quê gợi nhớ về vùng đất Bến Tre, quê hương của đồng khởi. Nhắc đến Bến Tre, người ta liên tưởng đến một vùng quê thanh bình với cây lành trái ngọt. Đặc biệt, có một loài cây gắn bó quanh năm, gắn bó cả cuộc đời với người dân Bến Tre – cây dừa.Đi khắp Bến Tre, nơi đâu ta cũng gặp bóng râm của những hàng dừa mát rượi. Hầu như nhà nào cũng trồng dừa. Cây dừa biểu tưởng của cây trái ở Bến Tre cũng như cây chè của Bảo Lộc, Thái Nguyên, cây cà phê ở Buôn Mê Thuộc hay cây cọ ở vùng quê sông Thao.Khác với cây dừa ở các tỉnh khác được mọc ở vùng đồng bằng, dọc bờ biến hay ven những triền cát trắng,cây dừa Bến Tre mọc dài trên ba cù lao lớn, cù lao Minh, cù lao Bảo và cù lao An Hóa. Vì vậy, cây dừa Bến Tre quanh năm được phù sa của các nhánh sông Tiền, Hàm Luông, Ba Lai, Cổ Chiên bồi đắp nên lúcnào cũng xanh tươi đầy sức sống.Cây dừa Bến Tre có rất nhiều chủng loại. Dừa ta hay còn gọi là dừa bị trái to, cơm dày, dừa xiêm trái nhỏ nước ngọt và thanh, dừa lửa có vỏ bên ngoài vàng cháy, dừa dâu trái thon nhỏ dần ở hai đầu như hình dáng quả dâu. Ngoài ra còn có một số loại khác như: dừa Tam Quan, dừa cỏ, dừa dứa, dừa nhiếm, dưa éo… riêng dừa sáp chỉ mọc được ở Trà Vinh và trở thành đặc sản của vùng đất này.Có lẽ trong tất cả các loại cây trái ở Việt Nam, cây dừa là một loại cây cống hiến cả cuộc đời mình cho con người. Khôntg một chi tiết nào trên thân dừa lại không có chỗ dùng. Rễ dừa dùng để làm chất đốt, có nơi còn làm thuốc nhuộm. Lá dừa dùng để lợp nhà, gói bánh dừa, tàu dừa chặt ngắn lá dùng để trang trí nhà rạp, cổng hoa trong những tiệc cưới ở làng quê. Lá dừa khô được bó lại thành cây làm đuốc soi đường trong những vùng sâu thiếu thốn ánh đèn phố thị. Sống lá dùng để đan những giỏ hoa giỏ đựng tráicây trông rất thanh mảnh và trang trọng. Thân dừa thường dùng để bắc ngang con mương nhỏ làm cầu. Sau khi bào bỏ lớp vỏ bên ngoài, người ta lấy thân làm cột, làm kèo xây nhà, hoặc sáng tạo ra các mặt hàng thủ công mỹ nghệ khác hoặc làm chén đũa…Bông dừa tươi được hái xuống để cắm trang trí vừa thanh nhã vừa lạ mắt. Bông dừa già cắt khúc kết lại với nhau làm thành giỏ hoa, chụp đèn treo tường có giá trị thẩm mỹ cao. Đọt dừa non hay còn gọi là củ hủ dừa là một thứ thức ăn đoc đáo. Có thể làm gỏi, lăn bột, xào.. rất thích hợp với người ăn chay. Tuy nhiên, món này không phải lúc nào cũng có vì mỗi khi đốn một cây dừa, người ta mới lấy được củ hủđể dùng. Thậm chí ngay cả con sâu sống trên cây dừa ( còn gọi là đuông dừa) cũng là một thứ món ăn ngon. Do ăn đọt dừa non nên đuông dừa béo múp míp. Người ta chế biến đuông thành nhiều món ăn khoái khẩu và bổ dưỡng ở các quán ăn trong thành phố.Tuy nhiên, thứ có giá trị nhất vẫn là trái dừa. Trái dừa tươi được chắt ra lấy nưốc giải khát, có công năng hạ nhiệt, giải độc. Ngày xưa, trong chiến trận, thiếu các phương tiện y tế, người ta còn dùng nước dừa thay thế cho dịch truyền. Dừa khô có nhiều công dụng hơn nữa. Nước dừa dùng để kho cá, kho thịt, thắngnước màu, cơm dừa rám dùng để làm mứt, cơm dừa dày được xay nhuyễn, vắt nước cốt làm kẹo dừa, nấu dầu dừa, làm xà phòng. Bã dừa dùng làm bánh dầu, để bón phân hoặc làm thức ăn cho gia súc. Gáo dừa được sử dụng làm than hoạt tính, chất đốt hoặc làm các mặt hàng thủ công mỹ nghệ rấr được ưa chuộng ởcác nước phương Tây. Xơ dừa được đánh tơi ra dùng làm thảm, làm nệm, làm dép đặc trị cho những người bệnh thấp khớp hoặc bện làm dây thừng, lưới bọc các bờ kè chống sạt lở ven sông.Hiện nay, các mặt hàng làm từ cây dừa không chỉ phát triển trong nước mà còn được mở rộng ra các nướckhác trên thế giới. Kẹo dừa Bến Tre được xuất khẩu nhiều nhất qua trung Quốc.Đi về Bến Tre, chỉ cần qua khỏi phà Rạch Miễu ta sẽ đi giữa bạt ngàn màu xanh của dừa. Những buổi

trưa oi bức, chỉ cần mắc võng học bài dưới gốc dừa, bên cạnh bờ ao, hoặc đưa mắt nhìn bầu trời xanh đung đưa qua kẽ lá, nghe tiếng cá nhảy, đớp mồi dưới ao chúng ta bỗng thấy cuộc đời đẹp biết bao. Cuộc sống của người dân Bến Tre gắn liền với cây dưà từ bao đời nay. Ngôi nhà của họ cũng ẩn hiện dưới bóng râm mát rượi của hàng dừa, lúc khát nước uống trái dừa ngọt lịm … Không biết đã có bao nhà thơ đã dệt nên những vần thơ đẹp về cây dừa ở Bến Tre. Trong đó bài thơ của nhà thơ Kiên Giang làm em thích thú nhất:
“ Khi yêu yêu lắm dừa ơi
Cả trời cả đất cả người Bến Tre
Bóng dừa râm mát lối quê
Người ơi! Tôi tưởng lối về cung tiên…”
Trong tương lai, cuộc sống ngày một hiện đại hơn. Nhưng những giá trị tinh thần vẫn không bao giờ thay đổi. Cũng như vậy, cây dừa sẽ mãi gắn bó với ngưồi dân Bến Tre như những hạt phù sa mãi mãi gắn liền với các con sông để ngày bồi đắp cho mảnh đất quê hương thêm màu mỡ
sưu tầm

---------------------------
Bài tham khảo 2:
Ca dao có câu:

“Dừa xanh đứng sừng sững giữa trời

Đem thân mình hiến cho đời thủy chung”.

Từ lâu, cây dừa đã trở thành loài cây thân quen của làng quê Việt Nam, gắn bó với đời sống con người thủy chung, son sắt, trước sau nghĩa tình.

Có nhiều loại dừa: dừa cao và dừa lùn.

* Dừa lùn (dừa kiểng) thường được trồng làm cảnh trong gia đình hoặc khu vui chơi công cộng.
Dừa cao gồm: dừa xiêm, dừa dứa, dừa sáp ,....

Mỗi cây dừa đều gồm: thân, lá, hoa, buồng, trái.

Thân dừa cao có những đốt như hổ vằn, thường có màu nâu sậm, đường kính khoảng 45 cm, cây dừa khỏe cao đến 25m. Còn thân dừa lùn (dừa kiểng) có màu xanh, nhiều đốt, đốt trên cùng là nơi xuất phát những phiến lá ôm lấy thân rồi tỏa ra.

Lá dừa có màu xanh, gồm nhiều tàu, khi héo có màu hơi nâu.

Hoa dừa có màu trắng, nhỏ, kết thành chùm.

Quả dừa phát triển từ hoa dừa, có lớp vỏ dày bên ngoài, cơm dừa trắng bên trong. Mỗi cây dừa có nhiều buồng dừa, mỗi buồng dừa có nhiều quả, trung bình mỗi buồng từ 5 đến 10 trái dừa, có loại trên 20 trái.

Dừa có nhiều công dụng. Thân dừa thường dùng để bắc ngang con mương nhỏ làm cầu. Sau khi bào bỏ lớp vỏ bên ngoài, người ta lấy thân làm cột, làm kèo xây nhà, hoặc sáng tạo ra các mặt hàng thủ công mỹ nghệ khác hoặc làm chén đũa...Bông dừa tươi được hái xuống để cắm trang trí vừa thanh nhã vừa lạ mắt. Bông dừa già cắt khúc kết lại với nhau làm thành giỏ hoa, chụp đèn treo tường có giá trị thẩm mỹ cao. Đọt dừa non hay còn gọi là củ hủ dừa là một thứ thức ăn đoc đáo. Có thể làm gỏi, lăn bột, xào.. rất thích hợp với người ăn chay. Tuy nhiên, món này không phải lúc nào cũng có vì mỗi khi đốn một cây dừa, người ta mới lấy được củ hủ để dùng. Thậm chí ngay cả con sâu sống trên cây dừa ( còn gọi là đuông dừa) cũng là một thứ món ăn ngon. Do ăn đọt dừa non nên đuông dừa béo múp míp. Người ta chế biến đuông thành nhiều món ăn khoái khẩu và bổ dưỡng ở các quán ăn trong thành phố.

Tuy nhiên, thứ có giá trị nhất vẫn là trái dừa. Trái dừa tươi được chắt ra lấy nưốc giải khát, có công năng hạ nhiệt, giải độc. Ngày xưa, trong chiến trận, thiếu các phương tiện y tế, người ta còn dùng nước dừa thay thế cho dịch truyền. Dừa khô có nhiều công dụng hơn nữa. Nước dừa dùng để kho cá, kho thịt, thắng nước màu, cơm dừa rám dùng để làm mứt, cơm dừa dày được xay nhuyễn, vắt nước cốt làm kẹo dừa, nấu dầu dừa, làm xà phòng. Bã dừa dùng làm bánh dầu, để bón phân hoặc làm thức ăn cho gia súc. Gáo dừa được sử dụng làm than hoạt tính, chất đốt hoặc làm các mặt hàng thủ công mỹ nghệ rấr được ưa chuộng ở các nước phương Tây. Xơ dừa được đánh tơi ra dùng làm thảm, làm nệm, làm dép đặc trị cho những người bệnh thấp khớp hoặc bện làm dây thừng, lưới bọc các bờ kè chống sạt lở ven sông. Thân dừa làm cột nhà, làm cầu bắc qua sông rạch, làm máng dẫn nước trên đồng ruộng, làm đũa, vá xới cơm,… Lá dừa không chỉ dùng lợp
nhà, làm phên liếp, chằm nón, mà còn là chất đốt thường dùng để đun nấu phổ biến ở thôn quê, lá dừa khô bó lại làm đuốc để đi trong đêm tối trời. Hoa dừa ở thôn quê thường dùng để trang trí cho cổng chào đám cưới, đám hỏi, để cúng trên bàn thờ. Gáo dừa dùng để đun nấu, làm than hoạt tính. Ngoài ra chúng còn được tạo thành những mặt hàng thủ công mỹ nghệ rất đẹp: nút áo quần, những chú khỉ làm trò, những con công xòe đuôi, những đôi chim quấn quýt, những chiếc xe ngựa cổ xưa,… được khách du lịch rất ưa chuộng.

Có thể thấy điều này qua các bức tranh dân gian Đông Hồ hoặc các lễ hội hái dừa ở vùng đồng bằng Nam Bộ. Trái dừa luôn có mặt trong mâm ngũ quả thờ cúng trong ngày Tết cổ truyền.

Có thể nói, dừa đã đi vào đời sống con người Việt Nam từ xa xưa, rất dân dã, mộc mạc. Tuổi thơ còn gì thú vị hơn những buổi trưa hè mắc võng dưới tán lá mát rượi, nghe tiếng lá dừa xào xạc gọi nhau, rồi được thưởng thức những trái dừa ngọt lịm, các trò chơi kéo tàu dừa, lấy lá dừa làm kèn, làm thành những con châu chấu, cào cào rất dễ thương,… Lớn lên thì vườn dừa trở thành chốn hẹn hò của các đôi nam thanh nữ tú.

Và đặc biệt, dừa đã đi vào văn chương Việt Nam, là nguồn cảm hứng bất tận của biết bao thi sĩ:

“Tôi lớn lên đã thấy dừa trước ngõ

Dừa ru tôi giấc ngủ tuổi thơ

Cứ mỗi chiều nghe dừa reo trước gió

Tôi hỏi nội tôi: “Dừa có tự bao giờ?”

(Dừa ơi)

“Ai đứng như bóng dừa, tóc dài bay trong gió

Có phải người còn đó là con gái của Bến Tre…”

(Dáng đứng Bến Tre)

Có thể nói, dừa được ví như một hiện thân của con người Việt Nam bất khuất, kiên cường và anh dũng, sẵn sàng đối mặt với mọi gian lao, giữ vững cơ nghiệp ngàn năm của ông cha để lại. Xin được mượn câu thơ sau của nhà thơ Lê Anh Xuân để kết cho bài viết này:

"Dừa vẫn đứng hiên ngang cao vút

Lá vẫn xanh rất mực dịu dàng

Rễ dừa bám sâu vào lòng đất

Như dân làng bám chặt quê hương"


sưu tầm

#4
 hoctot_diendan

avatar
Thành viên mới
Thành viên mới
Thuyết minh về cây chuối
bài tham khảo 1:
Nói đến cây chuối, đã là người Việt Nam thì không ai là không biết. Cây chuối đã tồn tại cùng con người như một người bạn thân thiết.Có thể nói, cây chuối đã trở thành một thứ không thể thiếu trong đời sống người Việt Nam xưa và nay.

Chuối có tới năm bảy loại, nào là hương chuối, chuối ngự, chuối mường, chuối tiêu... Mỗi loại chuối đều có hương vị thơm ngon riêng, tạo ra nét đặc biệt không thể lẫn với những loại khác. Thế nhưng các loại chuối lại mang một vẻ bề ngoài giống nhau. Thân cây tròn, thấp, trơn bóng, và có cây còn to bằng cả cái cột đình. Lá cây xanh non, to, dài và các gân đối xứng nhau. Thế nhưng lá chuối khô lại có màu nâu, giòn là cứng. Bắp chuối có màu đỏ, thuôn dài, còn gọi là hoa chuối. Nõn chuối xanh non, mịn và mỏng. Mỗi cây chuối trưởng thành đều có thể cho ta một buồn chuối. Tùy theo từng loại, có loại cho ta hàng trăm quả một buồng, có cả loại mỗi buồng cho ta hàng nghìn quả. Nhiều cây còn trĩu trịt quả từ ngọn xuống gốc.

ĐỂ có được vai trò quan trọng như hiện nay trong đời sống con người Việt Nam, chuối đã "cống hiến" cho đời sống vật chất không biết bao nhiêu. Thân cây thái nhỏ ra có thể làm thức ăn cho lợn hoặc hươu nhà, trâu bò rất tốt. Còn lá cây thì giúp ta trong các việc như là để gói xôi, gói bành rất tiện lợi và dễ kiếm. Lá chuối khô có thể làm chất đốt, để quấn bánh gai hoặc ở nông thôn ta còn thấy là chuối khô còn có thể quấn làm nút chai rượu. Không chỉ thế, hoa chuối còn dùng để làm rau. Món nộm hoa chuối được rất nhiều người ưa thích, đặc biệt sinh viên vì nó vừa ngon lại vừa rẻ. Thái một ít nõn chuối ra cho vào đĩa rau muống xanh mướt là ta đã cso được một đãi rau vừa ngon vừa đẹp mắt. Quả chuối có lẽ là nhiều công dụng nhất. Các chị, các cô, các bà hay ăn chuối vì chủ yếu chuối thường chứa rất nhiều vitamin rất tốt cho một làn da mịn màng. Và chủ yếu chuối thường dùng để ăn nhiều hơn vì nó rất ngon. Người ta còn dùng chuối thắp hương như một lễ vật dâng cho thần linh để thể hiện lòng tôn kính. Chính vì vậy, chuối là một loại cây khá quan trọng, nhất là trong hoàn cảnh kinh tế còn nhiều eo hẹp. Ở nông thôn, mỗi khi chuối chín, người ta thường cắt thành từng nải đem đi bán, những nải chuối đó đều rất rẻ nên nhiều người mua. Còn trong đời sống văn hóa của người Việt, cây chuối cũng như bưởi hay hồng, nóc ũng là một trong năm loại quả dâng lên tổ tiên, nhất là các dịp lễ Tết. Trong tâm thức mỗi người, cây chuối là một loại cây tượng trưng cho sự thanh bình của làng quê, nhất là thời thơ ấu.

Cây chuối từ lâu đã chiếm một phần to lớn trong cộc sống của người Vệt Nam. Đối với mỗi người, cây chuối đã trở thành một loại cây vô cùng gần gũi, thân thiết.

---------------------------------
Bài tham khảo 2:
Khi nhắc đến quê hương Việt Nam, người ta nghĩ ngay đến cây tre, cây lúa, đó là những biểu tượng mang tính truyền thống của đất nước ta. Có một loại cây không mang tính đặc thù của riêng người Việt, nhưng cũng rất gắn bó, quen thuộc trong đời sống chúng ta đó là cây chuối. Hình ảnh cấy chuối, quả chuối, hoa chuối, lá chuối hay buồng chuối… thậm chí còn đi vào thơ ca Việt Nam như là hình tượng điển hình.
Hình dáng và đặc điểm của các loại chuối hầu như không có gì quá khác biệt, mặc dù chuối rất đa dạng về chủng loại, có thể kể tên các loại chuối như: chuối hương, chuối ngự chuối cau, chuối mường, chuối tiêu, chuối hột, chuối sáp…Hương vị của các trái chuối khác nhau thì không giống nhau, các loại chuối khi ăn đều mang lại sự ngọt ngào, thơm ngon riêng không lẫn lộn với chuối khác được.

Cây chuối về cơ bản đều có cac đặc điểm như: thân cây tròn, thấp, trơn bóng, vòng thân lớn có khi bằng cả cái cột đình. Lá chuối có màu xanh non, to, dài và có các đường gân đối xứng, lá chuối trở về già thì chuyển sang màu xanh thẫm. Trong khi đó lá chuối khô lại mang màu nâu, lá giòn cứng rất dễ gãy. Bắp chuối hay còn gọi là hoa chuối có màu đỏ tươi hoặc đỏ thâm, hình dáng thon dài. Nõn chuối xanh non, cuộn tròn, rất mịn và mỏng. Bất kỳ cây chuối nào khi sinh trưởng đến độ đều có thể cho ta một buồng chuối. Tùy từng loại chuối mà cho ta số lượng trái chuối nhiều ít khác nhau, có những buồng chuối hàng trăm, cũng có những buồng chuối hàng nghìn quả, lại có những giống chuối mà buồng chuối trĩu trịt quả từ ngọn chuối đến gốc chuối.



Toàn bộ cây chuối từ thân chuối, lá chuối, hoa chuối, trái chuối…đều mang lại những lợi ích vô cùng lớn trong đời sống của con người. Thân cây chuối khi để nguyên cây hay thái nhỏ chế biến với các loại thức ăn khác đều là thức ăn rất tốt cho cả gia xúc và gia cầm, đặc biệt các loài vật nuôi như lợn, hươu, trâu, bò. Lá chuối thường được dùng để gói xôi và phần lớn được sử dụng để gói các loại bánh như bánh chưng, bánh giò, bánh nếp…Lá chuối khô lại là nguyên liệu đốt rất hữu ích, ngay cả khi đã khô lá chuối vẫn được tận dụng để gọi bánh gai hay làm nút chai rượu nấu ở vùng nông thôn Việt Nam nữa.

Từ nông thôn lên thành thị, món nộm hoa chuối rất ở ưa thích, hoa chuối được sử dụng như một loại rau ăn kèm như các loại rau ăn sống. Là bởi vì hoa chuối khi thái nhỏ có thể kết hợp với rất nhiều loại rau như rau muống, giá đỗ, rau xà lách… để ăn. Quả chuối xuất hiện khắp nơi, trong mọi hoàn cảnh và trong nhiều mục đích để phục vụ đời sống người Việt chúng ta. Quả chuối khi dùng để ăn mang lại rất nhiều lợi ích to lớn đối với sức khỏe của con người, quả chuối cũng được dùng làm thực phẩm ngay cả khi còn xanh để chế biến các món ăn đậm chất Việt. Và tất nhiên khi đã chín, quả chuối không chỉ để ăn trực tiếp mà chúng ta dễ dàng tìm thấy chuối trong các món chè, món bánh… Hơn thế nữa, quả chuối chín ngày nay còn được phát hiện là nguyên liệu tự nhiên hỗ trợ cho chị em phụ nữ trong việc chăm sóc sắc đẹp. Chuối kết hợp với các nguyên liệu khác như mật ong, chanh, trứng gà… là loại mặt nạ vô cùng lý tưởng cho phái đẹp. Quả chuối để nguyên nải còn là thứ trái cây không thể thiếu trên bàn thờ gia tiên mỗi gia đình Việt, quả chuối là trái cây con người nghĩ ngay đến khi chọn hoa trái thờ cúng, thắp hương.

Vì những lợi ích thiết yếu mà cây chuối mang lại cho đời sống con người Việt, cây chuối ngày nay cũng là một trong những loài cây nông nghiệp mang lại lợi ích kinh tế cho người nông dân. Khi khoa học hiện đại ngày càng phát triển, có nhiều phát hiện mới mẻ từ quả chuối, thì việc trồng, thu hoạch và tiêu thụ chuối đã trở thành chiến lược trong chiến lươc kinh tế của nước nhà.

Cây chuối cùng với cây tre, cấy lúa, cây đa, giếng nước, đình làng… đi vào tiềm thức của rất nhiều người con đất Việt. Quả chuối để lại trong lòng những người yêu mến ẩm thực Việt những dư vị dịu ngọt, thiết tha. Chuối ở trong đời sống người Việt cực kỳ hữu ích, chuối ỏ trong lòng người Việt vô cùng đơn sơ mà gần gũi. Yêu cây chuối biết bao.
sưu tầm

#5
 Kỉ niệm cây khế

avatar
Khách viếng thăm
- Xa quê, mỗi khi nhớ về, tôi nhớ nhất mùa khế quê mình đã trở thành kí ức của tuổi thơ chúng tôi. Những đứa trẻ quê ngày ấy đã lớn lên dưới bóng khế xanh mát. Chẳng biết từ bao giờ, cây khế đầu ngõ đã trở thành người bạn của lũ trẻ chúng tôi và chúng tôi cũng chẳng biết cây khế giờ bao nhiêu tuổi nữa.
(VOV5) - Xa quê, mỗi khi nhớ về, tôi nhớ nhất mùa khế quê mình đã trở thành kí ức của tuổi thơ chúng tôi. Những đứa trẻ quê ngày ấy đã lớn lên dưới bóng khế xanh mát. Chẳng biết từ bao giờ, cây khế đầu ngõ đã trở thành người bạn của lũ trẻ chúng tôi và chúng tôi cũng chẳng biết cây khế giờ bao nhiêu tuổi nữa.


Thuở bé, nghe bà kể chuyện Cây khế, chúng tôi hồn nhiên, ngây thơ và chưa một chút nghĩ suy về những điều mà dân gian gửi gắm trong câu chuyện này. Chỉ biết rằng, khi lớn lên, cây khế đầu ngõ đã có rồi. Bà tôi bảo khi nội còn bé, cây khế này đã có rồi. Thân nó to vừa hai người ôm, gốc xù xì, tán tỏa rộng cả một khu đất rộng. Chúng tôi hồn nhiên cứ ngỡ rằng đó là cây khế trong câu chuyện cổ tích kia và ngày ngày chơi dưới bóng khế, chúng tôi mong đợi có một chú chim nào bay đến ăn quả rồi nhả ra những cục vàng.


Không ngày nào chúng tôi không ra chơi dưới gốc khế đầu ngõ. Khi thì chơi chuyền, khi thì nhảy dây, khi thì đánh đáo, bóng khế tỏa rộng, lá xanh ngắt một màu che mát cho bọn trẻ chúng tôi thỏa sức vui đùa mà không sợ nắng. Nhiều khi chán trò, chúng tôi lại trèo lên thân khế, đánh đu và chuyền cành, mắc cả võng đu từ trên cành cao xuống sát mặt đất mà thú vị biết bao. Mẹ luôn nhắc chúng tôi chơi nhưng đừng làm gãy cành khế vì khế cũng biết đau như người vậy. Biết thế, tuy có nghịch ngợm nhưng chẳng đứa nào dám làm cho lá khế rụng và gãy cành dù là nhỏ nhất. Những khi bị mẹ mắng, chúng tôi lấy thân khế làm bạn an ủi, lẳng lặng ra gốc khế ngồi ôm lấy thân nó để chờ sự an ủi. Lá khế trên cao reo lên nhờ những cơn gió như vỗ về chúng tôi những đứa trẻ hồn nhiên mà tinh nghịch.


Vào dịp tháng 3, tháng 4, khế bắt đầu trổ hoa. Từ những cành cây khẳng khiu, những chùm nụ khế bắt đầu trào ra lúc nào mà chúng tôi rình mãi cũng không sao thấy được. Rồi từng chùm, từng chùm hoa khế thi nhau nở rộ. Những chùm hoa khế tím ngắt xen lẫn màu trắng hồng ở giữa nhụy hoa và màu đỏ của cuống hoa cứ lấp ló, ẩn hiện trong tán lá xanh của khế. Ánh nắng mặt trời chiếu xuống xuyên qua những kẽ lá làm cho hoa khế thêm tô điểm sắc màu bóng sáng, ấm áp. Khi hoa khế bắt đầu phô diễn sắc đẹp của nó, chẳng biết từ đâu về, từ đàn, từng đàn ong mật bay về hút mật nhụy hoa. Sự vui sướng của bầy ong cùng với sự hào phóng đón khách của khế đã tạo ra một giàn nhạc nghe sao mà vui tai đến vậy. Bọn trẻ chúng tôi khi ấy cũng không nỡ làm tan bữa tiệc của ong vì chúng tôi biết, không chỉ hút mất, ong còn làm thêm một nhiệm vụ quan trọng nữa là thụ phấn cho hoa để được đậu quả.


Chỉ vài tuần sau, từng cánh hoa tím hồng trăng trắng của hoa khế rơi xuống mặt đất làm cho khu đất xung quanh gốc khế trở thành một thảm hoa rực tím. Chúng tôi sung sướng nằm kềnh ra tấm thảm mát lành ấy mà suýt xoa. Và đó cũng là lúc từ cuống của chùm hoa làm lộ ra những chùm quả non. Chao ôi ! đúng là tuyệt phẩm của thiên nhiên, vừa hôm nào mới ra hoa mà hôm nay đã kết thành trái rồi. Chúng tôi hò reo sung sướng như đón chào sự ra mắt của những chú khế non ngộ nghĩnh. Lúc đầu, quả khế tuy còn bé hơn cả ngón tay út chúng tôi nhưng đã đủ năm cạnh đều đặn, màu xanh dương non nớt của khế như đang chờ ánh nắng mặt trời chiếu vào cho quả đẫy đà. Cứ thế, từng ngày, từng chùm khế lớn dần lên.


Mùa khế đã đến sau vài tuần kết trái. Từng chùm sai trĩu quả bám vào những cành khế khẳng khiu gầy guộc. Những cành nhỏ bị chùm quả kéo võng xuống nhưng vẫn không sao gãy được. Những quả khế đã “đủ da đủ thịt” trông mới ngon mắt làm sao. Bóng mượt, xanh ngắt, đủ rõ năm cạnh trông khá hấp dẫn. Từng chùm quả cứ lấp ló trong những tán lá xanh ngắt rồi ngay cả chỗ những thân cây xù xì không có lá, quả cũng mọc ra từng chùm. Chúng tôi cứ thắc mắc không hiểu quả từ đâu mọc ra khi mà thân gỗ già nua ấy của khế tưởng như đã ngủ quên rồi.



Ký ức mùa khế - ảnh 1

Mùa khế, khi quả đã hung hung vàng cũng là lúc khế cho hái quả. Mẹ sai chúng tôi đi hái những quả khế to, vàng để nấu canh chua. Mẹ bảo các con hái khế phải thật khéo kẻo làm rụng mất những quả khế non hay gẫy cành làm cho khế đau và mùa sau sẽ không mọc được quả nữa. Những trưa hè oi nồng, mẹ nấu canh chua bằng khế thái mỏng, dập nát với cá rô đồng cùng mấy chú cua sữa và mấy cọng rau thơm hái trong vườn nhà. Bát canh nóng hổi, ngọt lừ sao mà ngon đến vậy. Chúng tôi cứ ngỡ nếu không sinh ra từ nông thôn thì có lẽ những đứa trẻ khác sẽ không bao giờ được thưởng thức ẩm thực làng quê ngon lành đến vậy. Bát canh có vị chua chua của khế, vị ngọt của cá rô, vị thơm của cua sữa và rau mùi tây. Có lẽ khế là chủ vị trong bát canh đầy hấp dẫn này. Không chỉ có vậy, khi khế chín rộ, mẹ sai chúng tôi đi nhặt khế về thái mỏng rồi phơi khô để kho cá ăn vừa thơm vừa bùi.


Mùa khế, mẹ hái những quả to mọng cho vào rổ và mang ra chợ bán. Mẹ bảo bán khế chẳng được là bao nhưng đó là sản vật bình dị của quê mình nên mẹ mang đi vừa bán lại vừa cho để dân mình biết quý, biết yêu cây trái quê mình. Những ngày mùa, người dân làng tôi đi làm đồng về, không quên dừng lại gốc khế nghỉ ngơi, ăn một vài quả giải khát và xin về làm món canh chua. Hình như biết thế nên càng ngày khế lại càng sai quả để cho ai ai cũng được nếm vị chua chua ngọt ngọt của trái khế quê.


Những đêm mưa mùa hạ rào rào trên mái cọ, gió rít lên từng hồi làm chúng tôi không sao ngủ được. Nằm bên nội, chúng tôi vẫn lắng nghe rất rõ tiếng rơi lộp bộp của những quả khế đã chín vàng. Chúng tôi nằm đếm từng trái, từng trái rơi xuống mà thấy lòng mình thao thức.


Giờ đây, chúng tôi đã lớn khôn, đã đi làm xa nhà nhưng cây khế quê tôi vẫn xanh tốt nơi đầu ngõ, vẫn ra từng chùm quả căng mọng, vẫn reo vui trong kí ức của tôi mỗi khi nhớ về. Có lẽ khi nhớ về tuổi thơ, nhớ về làng quê yêu dấu, hẳn trong những mảng kí ức chen lấn, hình ảnh cây khế như một miền cổ tích xa xưa, gần gũi, êm đềm

#6
 Sponsored content


Xem chủ đề cũ hơn Xem chủ đề mới hơn Về Đầu Trang  Thông điệp [Trang 1 trong tổng số 1 trang]


Permissions in this forum:
Bạn không có quyền trả lời bài viết