Postado 3/8/2014, 20:19
Phương pháp vẽ lại mạch tương đương
Phần 1: Cách vẽ mạch tường minh.Bước 1: Đặt tên cho các điểm nút trong mạch điện.
Bước 2: Xác định các điểm có cùng điện thế: do dây dẫn và ampe kế có điện trở nhỏ không đáng kể nên hiệu điện thế giữa hai đầu ampe kế coi như bằng không, suy ra điện thế hai đầu ampe kế là bằng nhau.
Bước 3: Xác định điểm đầu và điểm cuối của mạch điện.
Bước 4: Liệt kê các điểm nút của mạch điện theo hàng ngang theo thứ tự các nút trong mạch điện ban đầu, điểm đầu và điểm cuối của mạch điện để ở hai đầu của dãy hàng ngang, mỗi điểm nút được thay thế bằng một dấu chấm, những điểm nút có cùng điện thế thì chỉ dùng một chấm điểm chung và dưới chấm điểm đó có ghi tên các nút trùng nhau.
Bước 5: Lần lượt từng điện trở nằm giữa hai điểm nào thì đặt các điện trở vào giữa hai điểm đó.
Ví dụ:( congratulation11 -diendan.hocmai.vn) Cho mạch dưới, hãy tính điện trở tương đương của nó. Ampe kế có điện trở không đáng kể.
Hướng giải quyết: Nhận thấy mạch trên chưa thực sự tường minh bởi cái nhìn đầu tiên chưa cho thấy rõ mối quan hệ giữa các điện trở trong mạch.
Vậy ta cần phải vẽ lại để đưa mạch trên về 1 mạch khác tương đương nhưng "rõ ràng" hơn!
Cách vẽ mạch tường minh:
B1: Đánh số thứ tự các điện trở trong mạch, đương nhiên nếu đề đánh hộ rồi thì ta khỏi phải làm cho mất công!
B2: Đặt tên đầy đủ cho các điểm nối đầu các điện trở. Làm với mạch cho ở trên, ta được thế này:
B3: Vẽ lại sơ đồ.
---Đầu tiên vẽ 2 điêm biểu diễn hai đầu đoạn mạch, điểm A và điểm E (vẽ xa xa chút để lát có chỗ vẽ điện trở nhé! )
---Vẽ tiếp các điểm B, C, D.
+ Để ý thấy giữa D và E có 1 ampe kế có điện trở không đáng kể, do vậy theo bản chất D cũng chính là E, vậy ta đặt D cạnh E luôn.
+ Vẽ điện trở: Mỗi điện trở nối vào 2 điểm trên sơ đồ đã cho, kết quả là chúng ta có mạch mới thế này:
Như vậy đến đây ta có thể dùng các công thức cơ bản để tính toán điện trở tương đương rồi!
Phần 2: Mạch cầu.
Định nghĩa: Đoạn mạch AB tạo bởi 4 điện trở $R_1, \ \ R_2, \ \ R_3, \ \ R_4$ có 1 đoạn dây nối CD có khoá K có thể đóng hoặc ngắt được gọi là 1 mạch cầu. (Không chỉ là khoá K mà giữa hai điểm C và D cũng có thể là 1 điện trở.
Hình vẽ minh hoạ: Dưới đây chỉ là 1 vài mạch đơn giản thôi nhé!
Khi điện trở của mạch không thay đổi, mặc cho K đóng hoặc ngắt thì cầu được gọi là cầu cân bằng, lúc đó không có dòng điện qua K
***Điều kiện cần và đủ để cầu cân bằng là: $R_1.R_4=R_2.R_3$
<Nói cách khác: tích hai cặp điện trở chéo nhau bằng nhau>