Diễn đàn Học tốt - HTFM
Chào mừng bạn đến với hoctot.forumvi.com - DIỄN ĐÀN HỌC TỐT
DIỄN ĐÀN HỌC TỐT thành lập với mục đích tạo một môi trường học tập để các bạn học sinh trung học  cùng nhau thảo luận, giải bài tập, tiếp thu kiến thức và học hỏi kinh nghiệm.
Rất mong các bạn tham gia và ủng hộ diễn đàn ngày càng sôi nổi hơn!
Bạn có thể  ĐĂNG NHẬP hoặc ĐĂNG KÝ TÀI KHOẢN  để tham gia học tập với chúng tôi nhé!
Xin cảm ơn!
Diễn đàn Học tốt - HTFM
Chào mừng bạn đến với hoctot.forumvi.com - DIỄN ĐÀN HỌC TỐT
DIỄN ĐÀN HỌC TỐT thành lập với mục đích tạo một môi trường học tập để các bạn học sinh trung học  cùng nhau thảo luận, giải bài tập, tiếp thu kiến thức và học hỏi kinh nghiệm.
Rất mong các bạn tham gia và ủng hộ diễn đàn ngày càng sôi nổi hơn!
Bạn có thể  ĐĂNG NHẬP hoặc ĐĂNG KÝ TÀI KHOẢN  để tham gia học tập với chúng tôi nhé!
Xin cảm ơn!
Diễn đàn Học tốt - HTFM

DIỄN ĐÀN HỌC TỐT thành lập với mục đích tạo một môi trường học tập để các bạn học sinh trung học cùng nhau thảo luận, giải bài tập, tiếp thu kiến thức và học hỏi kinh nghiệm.


You are not connected. Please login or register

Xem chủ đề cũ hơn Xem chủ đề mới hơn Go down  Thông điệp [Trang 1 trong tổng số 1 trang]

#1
 kien2000

avatar
Trial Mod
Trial Mod
Đề 1: Tưởng tượng 20 năm sau, vào một ngày hè, em về thăm lại trường cũ. Hãy viết thư cho một bạn học hồi ấy kể lại buổi thăm trường đầy xúc động đó.
bài làm thao khảo 1:

Điện Phương, ngày 29 tháng 07 năm 2013


Nguyên thân mến!
Bây giờ đã khuya lắm rồi Nguyên à. Vậy mà, mình vẫn chẳng thể nào chợp mắt được. Nguyên biết không? Hè vừa rồi, nhân về thăm quê mình có ghé thăm trường cũ. Sau 20 năm, mái trường xưa đã có rất nhiều thay đổi. Mình muốn viết thư cho bạn ngay, vừa để hỏi thăm sức khoẻ của gia đình bạn, vừa muốn tâm sự cùng bạn những chuyện ngày xưa. Buổi chiều hôm đó thật sự là một buổi chiều chẳng thể nào quên, Nguyên à!
Nguyên có nhớ buổi chia tay cuối năm lớp chín ấy không? Bọn mình đã từng lên kế hoạch cho một tương lai thật xa. Ấy là, sau khi tốt nghiệp đại học, có công việc ổn định, chúng ta sẽ hội ngộ ở trường xưa. Vậy mà ước mơ vẫn chưa thực hiện được. Bạn bè xưa nay mỗi người một nơi. Thời gian đi nhanh hơn những gì chúng ta nghĩ phải không Nguyên? Và chiều hôm đó, mình đã một mình trở lại, trở lại để ít ra trong chúng mình cũng thực hiện được một phần nào lời hứa năm xưa ấy. Lại một mùa hè nữa rồi đấy Nguyên à. Hai mươi mùa hè rồi còn gì. Nguyên đang làm gì đó? Có lẽ cậu đang say sưa cho một mẫu thiết kế mới. Hãy dành cho mình ít phút trong quỹ thời gian hạn hẹp của cậu để thấy chúng ta đã quá bận bịu mà vô tình bỏ quên những gì thật thiêng liêng. Sau buổi họp hôm đó, mình đã từ chối các lời mời để thực hiện lời hứa năm xưa - mình đã đến trường cũ.
Đó là vào một buổi chiều muộn, không gian làng quê yên ả, thanh bình đến kỳ lạ. Mình bước trên con đường làng, vẫn là con đường ngày xưa có Nguyênều hoa và cỏ nhưng cảm giác của mình thật lạ: hồi hộp,xao xuyến như cô học trò nhỏ ngày nào mỗi sớm mai đến lớp. Bước những bước chân chậm rãi đến gần ngôi trường xưa yêu dấu, mình cảm nhận rõ ràng cảm giác thân quen gần gũi khi nhìn thấy tấm biển: “Trường THCS Nguyễn Du”. Nguyên còn nhớ lời cô đã nói: “Bước qua cánh cổng này là một thế giới kỳ diệu sẽ mở ra” không? Thật đúng là vậy! Hai mươi năm, một phần ba đời người rồi đấy nhưng trường cũ vẫn hiện ra với những dáng nét quen thuộc ngày nào. Ngôi trường của chúng ta giờ đã thay đổi khá nhiều: to đẹp hơn, khang trang hơn và rất nhinều cây cảnh. Mình bước chầm chậm lên hành lang, lòng bồi hồi bước đến bên lớp cũ, nhìn qua cửa sổ cảm thấy mình vẫn là cô học trò nhỏ ngày nào. Trong “ngôi nhà chung” ấm cúng này, bốn mươi thành viên của lớp đã học tập, vui chơi, cùng chia sẻ với nhau những niềm vui, nỗi buồn, những tâm tư tình cảm của tuổi học trò hồn Nguyênên trong sáng. Những dãy bàn, những giờ học hăng say, dường như còn thoảng đâu đây cả lời cô giáo giảng. Nguyên có còn nhớ chỗ ngồi của bọn mình ngày xưa không? Chỗ ngồi đã gắn bó với chúng mình trong suốt cả năm học lớp 9. Tất cả như vừa mới đây thôi, vẫn vẹn nguyên trong ký ức, giờ ào ạt ùa về khiến nỗi nhớ trở nên cồn cào, cháy bỏng!
Mỗi chúng ta giờ đều đã khôn lớn trưởng thành. Những ước mơ xưa giờ đã thành hiện thực. Nỗi lo toan của cuộc sống khiến ta đôi lúc lãng quên nhiều thứ. Chỉ riêng ở nơi này, những kỷ niệm của chúng mình vẫn chờ đợi những học trò xưa.
Trời sắp tối, mình trở về. Đã bước chân ra khỏi ngôi trường lưu giữ những tháng năm học trò hồn nhiên và đẹp như một câu chuyện cổ tích mà thấy lòng mình vẫn xao xuyến bâng khuâng.
Nguyên à! Thư đã dài, mình dừng bút nhé. Chúc Nguyên nhiều sức khỏe, con cái ngoan ngoãn, học giỏi, gia đình hạnh phúc. Hẹn gặp nhau một ngày gần nhất khi chúng mình cùng trở lại trường xưa!
Thương nhớ nhiều.
Bạn thân của cậu.
Nga

sưu tầm"

bài làm thao khảo 2:
… , ngày… tháng…năm…
Nhi thân mến!Bây giờ đã khuya lắm rồi Nhi à. Vậy mà, mình vẫn chẳng thể nào chợp mắt được. Nhi lại cười cho cái bệnh lãng đãng của mình rồi chứ gì. Nhi biết không, buổi chiều nay thật sự là một buổi chiều chẳng thể nào quên…Nhi có nhớ buổi chiều chia tay cuối năm lớp 9 ấy không? Bọn mình đã từng lên kế hoạch cho một tương lai thật xa. Ấy là, sau khi tốt nghiệp đại học, nhận nhiệm sở, chúng ta sẽ hội ngộ ở trường xưa. Vậy mà ước mơ vẫn chưa thực hiện được. Bạn bè xưa nay mỗi người một nơi. Thời gian đi nhanh hơn những gì chúng ta nghĩ phải không Nhi? Và chiều nay, mình đã một mình trở lại, trở lại để ít ra trong chúng mình cũng thực hiện được một phần nào lời hứa năm xưa ấy.Lại một mùa hè nữa rồi đấy Nhi à. Hai mươi mùa hè rồi còn gì. Nhi đang làm gì đó? Có lẽ cậu đang say sưa cho một công trình nghiên cứa sinh học mới chứ gì. Hãy dành cho mình ít phút trong quỹ thời gian hạn hẹp của cậu để thấy chúng ta đã quá bận bịu mà vô tình bỏ quên những gì thật thiêng liêng.Chuyến công tác về các tỉnh miền Trung dừng lại ở Đà Nẵng. Vậy là sau buổi họp, mình đã từ chối các lời mời để thực hiện lời hứa năm xưa. Ngược xe trở ra phía Bắc, mình đã đến trường cũ. Hai mươi năm, một phần ba đời người rồi đấy nhưng trường cũ vẫn hiện ra với những dáng nét quen thuộc ngày nào. Cảnh cổng sơn xanh ngày trước cũng chẳng khác xưa là bao. Chỉ có màu sơn dường như mới hơn, tươi hơn thời của chúng mình. Ngập ngừng bước qua cánh cổng, mình nghe lòng rạo rực lạ thường. Một cảm giác rất lạ xen vào. Nó vừa rất giống cái hôm đầu tiên chúng mình tò mò đến xem trường mới, vừa có cái gì bồi hồi rất khác.Trường vào hè nên vắng tanh. Chỉ có gió rì rào cùng hàng dương liễu. Vâng, có cả tiếng sóng biển nữa chứ. Sóng từng cơn đều đặn vỗ vào bờ, nhẫn nại như chưa hề nghĩ đến thời gian vô cùng tận. Đón mình chỉ có bác bảo vệ mới Nhi à. Bác tiếp mình cởi mở và thân thiện như người quen vậy. Tự nhiên, mình cũng đỡ thấy tủi thân.Kỉ niệm đẽ đưa bước chân mình đến bên một góc phượng đang mùa khoe sắc. Cây phượng tụi mình trồng trong lễ ra trường đó Nhi. Giờ, cành lá xum xuê. Hoa cháy đỏ cả một khoảng trời. Mình nhìn những bông hoa phượng mà tự nhiên thấy một một từng gương mặt bạn bè thân thương: thằng Quân tía lia như sáo, con Hà tính khí như con trai, cái Thu lành như đất, thằng Mẫn đỉnh đạc như ông cụ non,… Không biết giờ này tụi nó thế nào. Giá mà hôm nay có đủ tất cả ở đây.Nhi ơi! Còn bây giờ, cậu phải thật bình tĩnh để nghe mình báo tin này. Phải thật bình tĩnh nhé. Thầy Cường, thầy chủ nghiệm năm lớp 9 của chúng mình mất rồi Nhi ạ. Đột ngột và đau đớn quá phải không Nhi? Thầy đã ra đi khi cứu một em học sinh bị nước cuốn trong một chuyến đi dã ngoại. Bác bảo vệ mới đã kể cho mình nghe về giây phút đau lòng ấy. Vậy là cái lỡ hẹn của chúng mình thành mãi mãi… Chiều nay, mình đã lên thắp hương cho thầy. Mình đã nói hộ các bạn lời xin lỗi với thầy. Thầy trò nhìn nhau qua bức ảnh trên bia mộ – ánh mắt thầy vẫn dịu dàng, nụ cười vẫn nhân hậu như ngày nào thấy lòng nặng trĩu Nhi à.Ngoài kia, trời đang rả rích mưa. Những cơn mưa mùa hạ thật hiếm hoi ở dải đất miền Trung này. Sáng nay mình cũng phải rời Đà Nẵng rồi. Không biết bao giờ trở lại. Buồn quá phải không Nhi?Chúc Nhi nhiều sức khỏe, con cái ngoan ngoãn, học giỏi, gia đình hạnh phúc. Mong gặp Nhi một ngày gần đây nhất. Thương nhớ nhiều.
Thân
(kí tên)

“ trích  từ 123doc.vn

#2
 kien2000

avatar
Trial Mod
Trial Mod
đề 2: kể lại một giấc mơ trong đó em được gặp lại người thân đã xa cách lâu ngày

Bài làm 1:
Đã bao giờ bạn tin rằng sau một giấc mơ những điều bạn hằng mong ước bấy lâu sẽ trở thành sự thật ?Đã có lúc tôi rất tin vào điều đó và luôn nhớ khoảnh khắc kỳ diệu mà giấc mơ đã đem đến cho tôi .
Hôm ấy là một buổi tối cuối tuần,trời đầy sao và gió thì dịu nhẹ.Tôi nằm trên trần nhà mơ mộng đếm những vì sao.Bỗng nhiên tôi thấy cả không gian như bừng sáng.Trong vầng hào quang sáng lấp lánh,ông tôi cười hiền từ bước về phía tôi.Tôi sung sướng đến nghẹt thở ngắm nhìn gương mặt phúc hậu, hồng hào và mái tóc bạc phơ của người ông yêu quí.Ông tôi vẫn thế:dáng người cao đậm,bộ quân phục giản dị và cái nhìn trìu mến!Tôi ngồi bên ông,tay nắm bàn tay của ông,tận hưởng niềm vui được nâng niu như thuở còn thơ bé…Tôi muốn hỏi những ngày qua ông sống như thế nào?Ông ở đâu?Ông có nhớ đến gia đình không …Tôi muốn hỏi nhiều chuyện nhưng chẳng biết bắt đầu từ đâu cả.
Ông kể cho tôi nghe những câu chuyện cổ tích mà ngày xưa ông vẫn kể.Giọng ông vẫn thế:rủ rỉ,trầm và ấm.Ông hỏi tôi chuyện học hành,kiểm tra sách vở của tôi.Đôi mày ông nhíu lại khi thấy tôi viết những trang vở cẩu thả.Ông không trách mà chỉ ân cần khuyên nhủ tôi cố gắng học tập chăm chỉ hơn.Ông nhìn tôi rất lâu bằng cái nhìn bao dung và khích lệ.Ông còn bảo những khát vọng mà ông làm dang dở,cháu hãy giúp ông biến nó thành hiện thực.Những khát vọng ấy ông ghi lại cả trong trang giấy này.Muốn làm được điều ấy chỉ có con đường học tập mà thôi…
Ông dẫn tôi đi trên con đường làng đầy hoa thơm và cỏ lạ.Hai ông cháu vừa đi vừa nói chuyện thật vui.Ông bảo đến chợ hoa xuân,ông muốn đem cả mùa xuân về căn nhà của cháu.Ông chọn một cành đào, cành khẳng khiu nâu mốc nhưng hoa thì tuyệt đẹp:màu phấn hồng,mềm,mịn và e ấp như đang e lệ trước gió xuân.Nụ hoa chi chít,cánh hoa thấp thoáng như những đốm sao.Tôi tung tăng đi bên ông,lòng sung sướng như trẻ nhỏ.Ông cầm cành đào trên tay.Có lẽ mùa xuân đang nấp cả trong những nụ đào e ấp ấy…Xung quanh ông cháu tôi,kẻ mua,người bán,ồn ào và náo nhiệt.Họ cũng đang chuẩn bị đón xuân về !
Tôi đang bám vào tay ông,ríu rít trò chuyện về những ngày xuân mới sắp đến,chợt nghe tiếng mẹ gọi rất to.Tôi giật mình tỉnh dậy,thấy mình vẫn đang nằm trêm trần nhà.Lòng luyến tiếc nhận ra tất cả chỉ là một giấc mơ thôi ..
Giấc mơ chỉ là khoảnh khắc kỳ diệu đáp ứng niềm mong nhớ của tôi. Tôi nuối tiếc song cũng học được nhiều điều từ giấc mơ đó.Và quan trọng nhất là tôi được gặp ông , được ông truyền cho niềm tin và sự nỗ lực cố gắng thực hiện những ước mơ của chính mình.

sưu tầm

--------------------------------
Bài làm 2:
Những ngày đầu mùa đông, trời trở lạnh, em đi ngủ sớm hơn mọi khi. Em nằm bên cạnh bà và được nghe những câu hát mượt mà của ngày xưa bà thường hay hát. Chắng mấy chốc, giọng hát ngọt ngào ấy đã đưa em chìm sâu vào giấc ngủ. Trong giấc mơ, em thấy ông nội trở về trò chuyện cùng với em.

Ông nội em năm nay cũng khoảng 70 tuổi nhưng ông đã không còn từ khi em mới bỡ ngỡ bước vào lớp một. Thời gian trôi qua thật nhanh, thấm thoắt cũng đã gần chục năm rồi em không đuợc sống bên cạnh ông, không đuợc nghe giọng nói ồm ồm chứa đựng bao tình thương của ông.

Em vẫn nhớ như in giấc mơ hôm đó, em thấy ông nội với hình dáng gầy gầy thân quen đi về phía em đang học bài. Em vui sướng chạy ra ôm chầm lấy ông. Đôi bàn tây ấm áp của ông nhẹ nhàng xoa lên đầu em rồi ông dắt em từ bàn học ra chiếc ghế nhỏ ngày xưa hai ông cháu dạy nhau tập đọc đặt ở phòng ngoài. Đã lâu lắm rồi mà nhìn ông vẫn không thay đổi là bao so với trước. Khuôn mặt vấn rạng ngời phúc hậu đã xuất hiện thêm nhiều nếp nhăn. Đôi mắt sâu hơi mờ đi nhưng đôi tai ông vẫn còn tinh lắm. Dường nhu chỉ có mái tóc bạc thêm là thấy rõ vì dấu ấn thời gian.

Ông hỏi han về tình hình học tập của em có tốt không? Em tự hào kể cho ông nghe về những thành tích mà mình đã đạt được. Nói đến đâu ông cũng gật đầu tỏ vẻ hài lòng và khen em đã có tiến bộ hơn ngày trước rất nhiều. Em cảm thấy ông rất vui và hãnh diện vì mình. Song ông vẫn nhắc nhở em phải biết lấy đó làm động lực để mình cố gắng. Ông mong em luôn chăm chỉ học tập, rèn luyện bản thân, không lúc nào được nguôi nhớ công ơn sinh thành và nuôi dưỡng của bố mẹ, thầy cô. Em ngồi im lặng và thấm thía những lời dạy đầy ý nghĩa của ông vào tâm trí. Rồi em hỏi thăm sức khoẻ của ông. Ông nói rằng ông rất khoẻ và luôn nhớ về mọi người. Ông hy vọng rằng em sẽ thay ông chăm sóc bà thật tốt. Em cảm động lắm, không biết nói gì em chỉ biết nhìn ông và gật đầu thay cho câu trả lời của mình. Ngồi nói chuyện được khá lâu, ông kể tiếp cho em nghe nhiều câu chuyện hay mà ngày trước ông vấn thường hay kể. hai ông cháu nói chuyện vui vẻ, giọng nói và tiếng cười ấm áp của ông vang khắp căn nhà bé nhỏ.

Trời về khuya hơn, màn đêm yên ắng, tĩnh mịch lạ thường. Em hỏi ông hay nói đúng hơn nó là lời trách móc ngây thơ rằng: “Sao ông không thường xuyên về thăm gia đình hay là ông đã quên mọi người? Lần này về ông phải ở đây thật lâu để chơi với chúng cháu”. Ông khẽ nói với em rằng: “ Hãy nhớ ông luôn ở bên cạnh mọi người”. Nói xong, ông lẳng lặng bước ra cửa, vì sợ phải xa ông em vội chạy theo nhưng hình ảnh ông cứ xa dần, chỉ thỉnh thoảng ông ngoảnh lại vẫy tay tạm biệt. Em khóc gọi theo ông. Thấy mình khóc, em tỉnh dậy thì ra những gì mình vừa thấy chỉ là mơ. Đó là một giấc mơ mà em không bao giờ quên được.

Em sẽ luôn ghi nhớ và trân trọng giấc mơ quý giá này. Em tin rằng dù không có thật nhưng mỗi lời nói, cử chỉ ông dành cho em đều là động lực để em vươn lên trong cuộc sống.

sưu tầm


-----------------

bài làm 3:


"Một năm mới lại về rồi,mẹ à!"Tôi ngước mắt nhìn lên bầu trời đêm và nghĩ về người mẹ kính yêu.Đã 3 năm kể từ ngày mẹ đi sang nước ngoài rồi.Nhớ lại hồi mẹ còn ở đây,mẹ đều đưa tôi đi chợ hoa và mua sắm vào những ngày năm mới gần kề thế này.Tôi cứ ngồi suy nghĩ mông lung rồi chìm vào giấc ngủ .
"Hồng ơi!",tôi nghe thấy có tiếng gọi từ đằng xa.Tôi quay lại thì thấy mình đang đứng giữa khu công viên mà ngày tôi còn bé mẹ thường dắt tôi đến đây chơi.Từ xa bước lại phía tôi là một bóng người mà tôi cảm thấy vừa thân quen,vừa lạ lẫm."Phải chăng là mẹ?"-Tôi thầm nghĩ bụng.Tôi chạy lại gần để nhìn cho rõ.Ồ!Đúng là mẹ rồi.Lòng tôi vô cùng sung sướng và hạnh phúc .Không kìm nổi xúc động,tôi gọi thật to:"Mẹ,mẹ ơi!" rồi tôi chạy đến ôm chầm lấy mẹ.Mẹ cũng dang rộng đôi vòng tay bé nhỏ của mình để ôm tôi.Mẹ nghẹn ngào nói:"Hồng!Con của mẹ!"Tôi òa khóc trong giây phút được gặp lại người mẹ kính yêu đã xa cách bao ngày.Đến bây giờ tôi mới có dịp nhìn kĩ mẹ hơn.Mái tóc của mẹ đã điểm vài sợi bạc.Những nếp nhăn của tháng ngày vất vả khó khăn bên xứ người hằn lên bên khóe mắt của mẹ.Chỉ có một điều ở mẹ mà tôi thấy không hề thay đổi,đó chính là nụ cười.Nụ cười của mẹ vẫn thật hiền dịu và đem lại cho tôi cảm giác yên bình ,hạnh phúc.Đang mải ngắm nhìn người mẹ hiền dịu đã xa cách bao ngày thì giọng mẹ vang lên khiến tôi hơi giật mình:
-Mẹ con mình ra ghế đá kia tâm sự đi.Lâu lắm rồi mẹ con mình không được nói chuyện với nhau.
Tôi gật đầu:
-Vâng ạ!
Tôi và mẹ ra hàng ghế đá thân thuộc ngày nào.Mẹ vuốt nhẹ lên mái tóc tôi và hỏi:
-Dạo này gia đình mình thế nào hả con?
Tôi liền trả lời:
-Mọi người vẫn khỏe mẹ à!Ông ngoại thì thỉnh thoảng bị thấp khớp.Còn các bác thì vẫn đi làm đều.Mọi người vẫn nhắc tới mẹ luôn đấy ạ.Ai cũng nhớ mẹ nhiều lắm.
Mẹ mỉm cười hiền dịu:
-Ừ!Vậy việc học của con bây giờ sao rồi?Con vẫn giữ ước mơ về sau trở thành phóng viên chứ?
Tôi nhanh nhảu trả lời:
-Việc học năm nay của con mệt và vất vả hơn những năm trước nhiều.Vì là năm cuối cấp nên ngoài học chính ở trên lớp ,con còn phải học thêm nhiều để củng cố kiến thức.Và để biến ước mơ được làm phóng viên thành hiện thực ,con vẫn đều đặn gửi bài cho báo đấy,mẹ à.Con sẽ không để mẹ và mọi người thất vọng đâu.
Lời nói của mẹ như truyền thêm niềm tin cho tôi:
-Ừ!Mẹ tin ở con.Phải cố gắng học cho giỏi con nhé.Dù có chuyện vui,buồn gì thì cũng phải tâm sự cho mẹ nghe.
Nghe giọng nói ấm áp của mẹ càng làm tôi thêm gần gũi mẹ hơn.Tôi biết rẳng ở phương xa-nơi đất khách quê người kia,mẹ vẫn luôn nhớ về tôi,dõi theo từng bước đi và quan tâm đến từng chuyện buồn vui của tôi.Tất cả những gì tôi làm được hôm nay đều nhờ đến lời động viên của mẹ.Tình yêu thương mà mẹ truyền cho tôi đã giúp tôi có nghị lực vượt qua những chông gai thử thách của đường đời.Tình mẫu tử thật thiêng liêng biết chừng nào!Đã bao lâu nay tôi vắng bóng hình ảnh người mẹ thân yêu mà giờ đây lại được ở bên cạnh mẹ,thật hạnh phúc làm sao!Tôi thầm nghĩ:"Mẹ à! Bây giờ mẹ con mình lại ở bên nhau rồi.Đừng rời xa con nữa,mẹ nhé..."Thế rồi tôi lại chìm vào những suy nghĩ,vào niềm sung sướng,hân hoan đang tràn ngập trong lòng.Rồi mọi vật bỗng trở nên nhạt dần,nhạt dần...
"Hồng ơi!Dậy đi em sao lại ngủ gật thế kia?Sắp sang năm mới rồi kìa.Em có dậy xem pháo hoa cùng gia đình không?"Tôi dụi mắt ,thấy chiếc đồng hồ đã sắp chỉ sang số 12.Tôi ngơ ngác nhìn quanh thì mới biết đó là một giấc mơ.Ngước mắt nhìn lên bầu trời đêm,pháo hoa sáng rực trời,một năm mới nữa lại đến rồi.Tôi thầm nhủ với trời đêm,với nàng tiên mùa xuân để mong nàng tiên mùa xuân gửi lời đến mẹ :"Mẹ ơi!Con nhớ mẹ nhiều lắm.Mẹ hãy sớm trở về với con,mẹ nhé!"

sưu tầm

#3
 kien2000

avatar
Trial Mod
Trial Mod
Đề 3: Kể lại một trận chiến ác liệt mà em đã đọc, đã nghe kể hoặc đã xem trên màn hình

Bài 1:
Trong thế kỷ XIII, dân tộc Việt Nam đã lập nên những chiến công vĩ đại: ba lần chiến thắng giặc Nguyên Mông xâm lược.

Lần thứ nhất xảy ra vào tháng Giêng năm 1258. Bấy giờ, vua chúa Mông Cổ đang tiến hành cuộc chiến tranh xâm chiếm Trung Quốc. Bên cạnh những đạo quân ồ ạt đánh vào đất Tống, một đạo quân khoảng bốn vạn người, gồm kỵ binh Mông Cổ và binh lính người Thoán Vân Nam, do tướng Ngột Lương Hợp Thai (Uryangquadai) chỉ huy, từ Vân Nam đánh xuống Đại Việt. Vua Trần là Thái Tông đã đem quân lên chặn giặc ở Bình Lệ Nguyên, bên sông Cà Lồ. Nhưng sau đó, quân ta rút lui để bảo toàn lực lượng trước thế mạnh ban đầu của giặc.

Quân ta rút lui, bỏ Thăng Long lại phía sau, nhưng Triều đình nhà Trần và quân dân vẫn không nao núng. Vua tôi nhà Trần đã bàn phương lược đánh giặc trên những con thuyền xuôi sông Hồng. Khi được Thái Tông hỏi ý kiến, Thái sư Trần Thủ Độ đã trả lời: ''Đầu tôi chưa rơi xuống đất, xin bệ hạ đừng lo".

Giặc đóng ở Thăng Long, trong một tòa thành trống, đã khốn đốn vì thiếu lương thực. Chúng cố đánh ra xung quanh để cướp lương thực, nhưng ở đâu cũng gặp sức chống trả mãnh liệt của nhân dân. Vì vậy mà chỉ sau 9 ngày, chúng đã vô cùng hốt hoảng. Đó chính là thời cơ để quân ta phản công. Ngày 29-1-1258, Vua Trần Thái Tông đã đem binh thuyền ngược sông Hồng tiến về Thăng Long. Quân địch bị đánh bật khỏi Kinh thành, theo đường cũ, chạy về Vân Nam. Trên đường tháo chạy, chúng còn bị quân dân các dân tộc thiểu số ở miền núi tập kích, đánh cho tan tác.

Sau lần thất bại đó, bọn vua chúa Mông Cổ vướng vào cuộc nội chiến (1259 -1264) và cuộc chiến tranh với Tống (1267-1279) nên chưa thể tiếp tục ngay cuộc chiến tranh xâm lược Việt Nam. Mãi đến năm 1279, nhà Tống mất, toàn bộ đất Trung Quốc đã nằm dưới ách thống trị của nhà Nguyên, vua Nguyên là Hốt Tất Liệt (Quibilai) mới chuẩn bị xâm lược nước ta bằng quân sự. Sau khi không thể khuất phục được Đại Việt bằng những sứ bộ ngoại giao, cuối năm 1284, đạo quân Nguyên Mông do Thoát Hoan (Toan), con trai Hốt Tất Liệt, và A Lý Hải Nha (Ariquaya) chỉ huy, đã lên đường, bắt đầu cuộc chiến tranh xâm lược Đại Việt lần thứ hai.
Lần này, ngoài cánh quân lớn của Thoát Hoan đánh vào mặt Lạng Sơn, Vua Nguyên còn sai Nạp Tốc Lạt Đinh (Nasirud Din) đem một cánh quân từ Vân Nam đánh vào mặt Tuyên Quang, và ra lệnh cho Toa Đô (Sogatu) đem đạo quân còn đóng ở Bắc Chămpa, đánh vào mặt Nam của Đại Việt.
Sau một vài trận đánh chặn giặc ở mặt Lạng Sơn và Tuyên Quang, trong tháng 2/1285, quân ta lại rút lui và lần nữa bỏ trống Thăng Long, kéo về mạn Thiên Trường và Trường Yên (Ninh Bình). Và để tránh cái thế bị kẹp vào giữa các gọng kìm của giặc, đại quân và Triều đình chờ cho cánh quân của ba Đô tiến đến Trường Yên (Ninh Bình) thì rút vào Thanh Hóa. Trong khi một bộ phận lớn quân chủ lực rút, thì khắp nơi, quân địa phương và dân binh các lộ, phối hợp với các cánh quân nhỏ của Triều đình để lại đã không ngừng tập kích, tấn công vào quân địch ở vùng bị chiếm đóng. Kế hoạch ''vườn không nhà trống" được toàn dân thực hiện. Giặc đóng quân phân tán, thiếu lương thực, có nguy cơ bị tiêu diệt. Mùa hè đến, lại giáng lên đầu chúng những tai họa mới. Sử Nguyên chép: "Bệnh dịch hoành hành... Nước lụt dâng to, ngập ướt doanh trại... ". Thời cơ phản công của quân ta đã tới. Tháng 5/1285, Hưng Đạo Vương Trần Quốc Tuấn dẫn đại quân tiến ra Bắc. Kế hoạch diệt địch như sau: Chiêu Minh Vương Trần Quang Khải và một số tướng lĩnh được giao nhiệm vụ diệt địch trên phòng tuyến sông Hồng, còn Hưng Đạo Vương, đem quân vòng qua vùng Hải Đông, tiến lên Vạn Kiếp, chặn đường tháo chạy của địch. Cục diện chiến tranh xảy ra đúng như dự liệu: cuối tháng 5-1285, Trần Quang Khải cùng với Trần Nhật Duật, Trần Quốc Toản đã đánh tan giặc ở Tây Kết, Hàm Tử, Chương Dương, rồi tiến lên giải phóng Thăng Long. Thoát Hoan hoảng hốt, rút khỏi Thǎng Long, chạy về phía Vạn Kiếp. Đến đây, bọn giặc lọt vào trận địa mai phục của Trần Hưng Đạo, chúng bị thương vong rất nhiều. Đám tàn quân hoảng loạn cố mở đường máu tháo chạy. Nhưng đến biên giới Lạng Sơn, chúng lại bị quân ta chặn đánh. Thoát Hoan phải chui vào ống đồng rồi bắt quân lính khiêng chạy về nước. Viên đại tướng Lý Hằng đi đoạn hậu, bị tên độc trúng đầu gối, về đến Tư Minh thì chết.
Trong khi cánh quân Thoát Hoan chạy về phía Lạng Sơn thì cánh quân Nạp Tốc Lạt Đinh tìm đường tẩu thoát về Vân Nam, cũng bị quân dân ta tập kích, đánh cho tơi bời. Không biết Thoát Hoan đã bỏ chạy, Toa Đô kéo ra Bắc, theo sông Hồng định về Thǎng Long, nhưng đến Tây Kết thì bị quân ta chặn đánh. Toa Đô bị chém. Thế là cuộc chiến tranh xâm lược của Nguyên Mông lần thứ hai hoàn toàn thất bại.

Ngay sau thất bại năm 1258, Hốt Tất Liệt đã ra lệnh chuẩn bị một cuộc chiến tranh xâm lược mới. Nhưng phải đến cuối năm 1287, các đạo quân viễn chinh mới có thể lên đường. Một đạo do Thoát Hoan và áo Lỗ Xích (Agurucxi) chỉ huy tiến vào Lạng Sơn. Một đạo khác, do ái Lỗ (Airuq) cầm đầu, từ Vân Nam đánh vào Tuyên Quang. Lần này, không còn cánh quân phía Nam, nhưng Vua Nguyên lại phái thêm một cánh thủy quân, sai ô Mã Nhi (Omar) chỉ huy, hộ tống đoàn thuyền tải lương của Trương Văn Hổ vào Đại Việt theo đường biển.

Tháng 12/1287, khi đoàn thuyền chiến của ô Mã Nhi tiến vào vùng biển An Bang (Quảng Ninh), Nhân Huệ Vương Trần Khánh Dư đem thủy quân chặn đánh, nhưng không cản được giặc. ô Mã Nhi cho binh thuyền tiến thẳng vào cửa sông Bạch Đằng, không chú ý đến đoàn thuyền lương nặng nề chậm chạp ở sau. Mãi đến tháng 1/1288, đoàn thuyền lương của giặc mới tiến đến vùng đảo Vân Đồn. Trần Khánh Dư lại đem quân tập kích. Trương Văn Hổ chống đỡ không nổi, đổ cả lương thực xuống biển, trèo lên một chiếc thuyền nhỏ, trốn về Quỳnh Châu (Hải Nam). Bấy giờ, Thoát Hoan cũng đã tiến vào Lạng Sơn, hội quân với cánh quân thủy của ô Mã Nhi ở Vạn Kiếp. Thoát Hoan dừng lại ở đây gần một tháng, xây dựng Vạn Kiếp thành một căn cứ vững chắc, mãi đến cuối tháng 1/1288 mới chia quân tiến về Thăng Long.

Lần thứ ba, quân dân nhà Trần lại bỏ ngỏ Thăng Long. Quân Nguyên vào Thăng Long ngày 2/2/1288. Ngay sau đó, Thoát Hoan vội sai ô Mã Nhi đem chiến thuyền ra biển đón thuyền lương của Trương Văn Hổ. Nhưng thuyền còn đâu nữa. Không có lương thực, đạo quân Thoát Hoan đóng ở Thăng Long lâm vào tình thế khốn quẫn.Thoát Hoan phải ra lệnh rút quân về Vạn Kiếp. Trên đường rút về Vạn Kiếp, giặc bị quân ta chặn đánh ở cửa Ba Sông, vùng Phả Lại. Kéo về đóng ở Vạn Kiếp, đạo quân xâm lược vẫn bị quân ta tập kích ngày đêm. Trước nguy cơ bị tiêu diệt, bọn tướng Nguyên đã nói với Thoát Hoan: ''ở Giao Chỉ, không có thành trì để giữ, không có lương thực đủ ăn, mà thuyền lương của bọn Trương Văn Hổ lại không đến. Vả lại khí trời đã nóng nực, lương hết, quân mệt, không lấy gì để chống đỡ lâu được, làm hổ thẹn cho triều đình, nên bảo toàn quân mà về thì hơn" Trước tình hình đó, Thoát Hoan quyết định rút quân về nước theo hai đường: cánh quân bộ rút qua vùng Lạng Sơn, còn cánh quân thủy sẽ rút ra biển theo sông Bạch Đằng.

Kế hoạch rút lui của giặc không nằm ngoài dự liệu của Trần Hưng Đạo. ông đã bố trí chặn giặc ở vùng biên giới và chuẩn bị cho một trận quyết chiến lớn trên sông Bạch Đằng. Từ tháng 3, quân sĩ và nhân dân đã đẵn gỗ lim, gỗ táu ở rừng về đẽo nhọn, đóng xuống lòng sông, làm thành những bãi cọc lớn. Thủy quân và bộ binh ta đã phục sẵn trong các nhánh sông và các khu rừng rậm ven sông Bạch Đằng, chờ ngày tiêu diệt địch.

Sáng ngày 9/4/1288, đoàn thuyền chiến của ô Mã Nhi tiến vào sông Bạch Đằng. Khi đoàn thuyền giặc lọt vào trận địa mai phục của ta thì từ các nhánh sông, các thuyền nhẹ của ta lao ra, đánh tạt vào sườn giặc, dồn chúng vào các bãi cọc. Giặc định áp thuyền sát bờ, đổ quân chiếm lấy núi cao để yểm hộ cho đoàn thuyền rút, nhưng bị bộ binh ta đánh hắt xuống. Một trận kịch chiến ác liệt đã xảy ra. Nước triều xuống gấp, thuyền giặc to nặng, lao nhanh theo dòng nước, vướng cọc, tan vỡ rất nhiều. Cho đến giờ dậu (5-7 giờ tối), toàn bộ đạo quân thủy của giặc bị tiêu diệt. ô Mã Nhi bị bắt sống. Lần thứ ba trong lịch sử giữ nước của dân tộc, dòng Bạch Đằng lại ghi thêm một chiến công oanh liệt. Trong khi đó, đạo quân của Thoát Hoan cũng khốn đốn rút chạy ra biên giới. Sau khi bị phục kích ở cửa ải Nội Bàng, chúng bỏ con đường ra ải Khâu Cấp, vòng theo đường Đan Ba (Đình Lập), chạy tạt ra biên giới. Nhưng ở đây, chúng cũng bị quân ta chặn đánh, tướng giặc là A Bát Xích (Abaci) bị trúng tên. Mãi đến ngày 19/4/1288, đám tàn quân của Thoát Hoan mới về đến Tư Minh.

Chiến thắng Bạch Đằng oanh liệt đã chôn vùi vĩnh viễn mộng xâm lược của Hốt Tất Liệt.

sưu tầm

---------------------------------
Bài 2:
Trải qua hàng ngàn năm dựng nước và giữ nước, tinh thần chiến đấu và niềm tự hào dân tộc vẫn còn in đậm mãi trong lòng mỗi con dân nước Việt. Tinh thần đó được thế hệ đời sau lưu truyền và gìn giữ như một bản trường ca anh hùng. Trong đó, khúc hát oanh liệt về chiến công đại phá quân Thanh làm lòng người trẻ rộn ràng dòng máu Lạc Hồng.

Mùa xuân năm Kỷ Dậu (1789), quân của Nguyễn Huệ nước An Nam vượt sông Gián Thủy đánh bại quân phòng thủ của Lê Duy Kỳ (Lê Chiêu Thống), lại bắt toán quân Thanh tuần thám giết sạch. Ngày mồng hai, Tôn Sĩ Nghị được tin hoảng hốt ngự địch, ra lệnh Tổng binh Trương Triều Long mang ba ngàn quân tăng cường cho các đồn Hà Hồi, Ngọc Hồi để chống cự, lại ra lệnh cho Ðề đốc Hứa Thế Hanh mang một ngàn năm trăm tên, tự đốc suất một ngàn hai trăm tên để tiếp ứng. Quân Nguyễn Huệ tiến tới đông như ong, vây đồn bốn phía, đánh nhau một ngày một đêm, quân Thanh bị đánh tan bèn bỏ chạy.

Vào canh năm ngày mồng 5 Nguyễn Văn Huệ mang đại binh tiến đánh, thân tự đốc chiến, dùng một trăm thớt voi khỏe làm tiên phong. Rạng sáng quân Thanh cho kỵ binh nghênh đón địch, ngựa bị voi quần kinh hãi bỏ chạy, quân rút lui vào trại cố thủ. Phía ngoài trại, lũy đầy chông sắt, bên trong bắn súng ra cự địch. Vào giờ Ngọ quân Nguyễn bắn hỏa châu, hỏa tiễn tới tấp; lại dùng rạ bó to lăn mà tiến đều, khinh binh theo sau, trước ngã sau tiến lên một lòng quyết chiến, tại các trại quân Thanh đồng thời tan vỡ, quân Nguyễn thừa thắng chém giết, quân Thanh tử thương quá nửa.

Ðề đốc Hứa Thế Hanh thấy thế lực nhiều ít rõ ràng, bảo gia nhân đem ấn triện Ðề đốc mang đi, rồi ra sức đánh, bị chết tại trận. Lúc này quân địch càng bị giết càng nhiều, chia cắt quân Thanh từng nhóm rồi vây kín. Thống soái Tôn Sĩ Nghị mất liên lạc với Hứa Thế Hanh và các đại viên Ðề, Trấn; bèn ra lệnh Phó tướng Khánh Thành, Ðức Khắc Tinh Ngạch mang ba trăm quân đoạt vây chạy về phía bắc. Khi tàn quân của Tôn Sĩ Nghị chạy đến bờ sông, thì số quân Thanh ba ngàn tên trú đóng tại bờ phía nam đã được Tổng binh Thượng Duy Thanh mang đi tiếp ứng cho Hứa Thế Hanh, bèn ra lệnh cho Tổng binh Lý Hóa Long vượt qua cầu nổi chiếm cứ bờ phía bắc, để tiện việc yểm hộ qua sông. Không ngờ Lý Hóa Long đi đến giữa cầu, trượt chân rơi xuống nước chết, số quân mang đi kinh hãi không biết làm gì. Tôn Sĩ Nghị ra lệnh Khánh Thành yểm hộ mặt sau bằng cách bắn súng điểu thương vào quân Nguyễn Văn Huệ đang truy kích, riêng mình tự mang quân theo cầu nổi lui về bờ phía bắc; rồi lập tức cho chặt đứt cầu nổi, cùng với bọn Khánh Thành rút lui về sông Thị Cầu.

Quân Thanh tại phía nam sông thấy cầu đã bị đứt chìm, không có đường về, bèn đánh trở lại thành nhà Lê. Các Tổng binh Thượng Duy Thăng, Trương Triều Long, Phó tướng Na Ðôn Hành, Tham tướng Dương Hưng Long, Vương Tuyên, Anh Lâm đều tử trận. Tri châu Ðiền Châu Sầm Nghi Ðống không được viện binh đành tự tử, số thân binh tự tử cũng đến hàng trăm. Quốc vương An Nam Lê Duy Kỳ vào lúc binh thua tới dinh Tôn Sĩ Nghị họp bàn, thấy Tôn Sĩ Nghị đã bỏ chạy, bèn hoảng hốt vượt sông chạy lên phương bắc, đến đây nhà Lê diệt vong.

Nguyễn Văn Huệ xua quân tiến vào thành, chiến bào mặc trên người nhuốm đen, do bởi thuốc súng. Ðề đốc Ô Ðại Kinh mang đạo quân Thanh tại Vân Nam xuất phát từ Mã Bạch quan vào ngày 20 tháng 11 năm ngoái, đến Tuyên Quang vào ngày 21 tháng 12; khi đến sông Phú Lương thấy cầu nổi bằng tre đã bị chìm đứt, nhìn sang bên kia bờ thấy lửa rực bốn phía, bèn triệt hồi Tuyên Quang, rồi lập tức lui vào trong nước.

Cuộc chiến vẫn còn tiếp tục, nhưng rõ ràng rằng phần thắng sẽ thuộc về những lý tưởng chiến đấu vì chính nghĩa. Tinh thần hy sinh và tài năng của dân tộc ta một lần nữa được khẳng định với bạn bè năm châu khi một lần nữa nhắc lại chiến công oai hùng
sưu tầm

#4
 kien2000

avatar
Trial Mod
Trial Mod
Đề 4: Đã có lần em cùng bố, mẹ (hoặc anh, chị) đi thăm mộ của người thân trong ngày lễ, tết. Hãy viết bài văn kể về buổi đi thăm đáng nhớ đó.
Dàn bài:
I.MB
-giới thiệu không gian thời gian
-giới thiệu sự vật và cảm xúc của em.
vd: vào 1 buổi sáng mùa xuân đẹp trời, gia đình em cùng về quê đi tảo mộ để thể hiện đạo lí Uống nc nhớ nguồn của dòng họ từ xưa đến nay. Chuyến đi đó đã để lại nhìu ấn tượng làm em hok thể nào quên.
II.TB : lần lượt kể các sự việc
* sự việc 1: giải thích khái niệm tảo mộ
- vào đầu tháng 3, mùa xuân đến. Thời gian này khí trời mát mẻ, bầu trời cao, trg xanh. Trg những ngày ấy, dân tộc VN có tục lệ tảo mộ tức là đi viếng, sửa sang và khang trang lại phần mộ của tổ tiên, ông bà và người thân.
*sự việc 2: kể lại diễn biến của buổi tảo mộ.
1. trên đường đi
a. sự chuẩn bị: để chuẩn bị cho chuyến đi tảo mộ đc chu đáo, trang trọng và cẩn thận, bố mẹ em chuẩn bị mọi thứ cần thiết từ tối hôm trc. Mẹ thì chuẩn bị làn, rượu, tiền vàng, hương, chè khô, xôi, hoa quả..
b.xuất phát:Đúng 5h, cả nhà lên đường.Mặc dù là mùa xuân nhưng trời vẫn chưa sáng, mờ mờ ảo ảo, ông mặt trời vẫn đang ngái ngủ. Hai bên đg, các hàng quán đang bắt đầu bầy hàng.
c. quang cảnh mùa xuân
- ông mặt trời đang dần ló rạng, ban phát những đứa con tinh thần làm thức tỉnh mọi vật. Không gian bừng sáng hẳn. Bầu trời trong xanh, cao vời vợi. Những làn gió nhẹ hiu hiu thổi qua. Tiếng chim ríu rít nghe thật vui tai làm sao!!
2. Đến nghĩa trang
- gia đình em như bao gia đình khác, quét dọn lại phần mộ
- sau khi sửa sang bố mẹ em bắt đầu sắp lễ : thắp hương, cắm hoa, bày biện hoa quả...
chuẩn bị đâu vào đấy, bố mẹ em bắt đầu khân vái. Bố mẹ đứng thật nghiêm trang, cầu mong tổ tiên, ông bà ở thế giới bên kia đc mau chóng thanh thoát về cõi tiên.. Đứng sau bố mẹ, em cũng đứng nghiêm trang, khấn vái. Bỗng dưng em nhớ về ngày xưa, những ngày được ở bên bà. Mới năm trước thôi, bà còn ở đây, cùng nói chuyện, cùng chơi với cháu. Bà còn khuyên dạy, kể chuyện cho cháu.. Nghĩ đến thế, nước mắt em rưng rưng..
- Em đang nghĩ miên man, em chợt nghe thấy tiếng mẹ gọi. Em chạy tới, cùng hoá tiền vàng với mẹ. Còn bố thì thắp hương cho các phần mộ khác ở xung quanh..
III. KB
Tảo mộ xong, gia đình em ra về. Tâm trạng lưu luyến, bâng khuâng. Qua tục lệ này, đã thể hiện truyền thống cao đẹp của người VN. Mong múôn năm nào cũng sẽ được đi tảo mộ.


---------------------------------
bài tham khảo:
“Thanh minh trong tiết tháng ba
Lễ là tảo mộ hội là đạp thanh ”.
Từ lâu lắm Nguyễn Du đã viết như thế về phong tục tảo mộ ngày thanh minh,và tôi chờ đợi ngày ấy để được đi thăm mộ bà với biết bao nỗi niềm, cảm xúc.
Trời đất vạn vật choàng tỉnh sau giấc ngủ đông,khoác tấm áo mùa xuân tươi tắn.Những giọt nắng đầu tiên trải trên nẻo đường làng nâu sậm thành từng vùng ấm dịu.Những bông lau bên đường khẽ đưa mình trong gió,gợn sóng mềm mại.Hương mùa xuân thoảng nhẹ đâu đây.... Đường làng đẹp đến lạ lùng !
Tôi và gia đình bước vào khu yên nghỉ của những người đã khuất.Gió ở đây lạnh, heo hút và hoang vắng.Những nấm mộ trắng nằm lặng yên tưởng chừng như không gian ở đây ngưng lại trong sự vĩnh hằng.Mẹ tôi đã chuẩn bị đầy đủ những thứ cần thiết trong chiếc làn nặng trĩu:nào nhang,hoa và cả đồ lễ nữa.Bà tôi nằm ở đây.Mẹ và chị tôi sửa sang phần mộ bà chu đáo,cẩn thận.Đưa mấy nén nhang đã đốt sẵn,mẹ bảo chị tôi đi thắp nhang cho các ngôi mộ xung quanh.Mẹ bày đồ lễ,tôi đứng lặng trước mộ bà,trong hương trầm nghi ngút,những kỷ niệm ngày xưa tràn về …Tất cả chỉ như vừa mới hôm qua thôi.Tôi nhớ những ngày bà bế tôi rong chơi khắp làng.Nhớ hơi ấm đặc biệt của bà,hình bóng bà mỗi sớm tinh sương,thổi bếp rạ,nướng củ khoai thơm phức.Tôi thường theo bà dậy sớm,thích ngồi cuộn lại trong lòng bà như một con mèo nhỏ,với tay đun bếp cùng bà.Hơi lửa làm nóng bừng hai má ,tôi vừa thổi vừa ăn miếng khoai nướng ngọt đến mềm môi...Thuở bé thơ, hai chị em tôi thường dành nhau chải tóc cho bà.Tóc bà dài, lốm đốm sợi bạc,thoảng mùi sả thơm…Tôi nhớ khôn nguôi mùi hương ấm nồng làm cay sống mũi ấy.Lúc nhỏ,tôi là đứa trẻ hậu đậu,vụng về nhưng bà chẳng bao giờ mắng tôi. Bà dạy tôi mọi thứ,cẩn trọng,rõ ràng như người ta truyền cho nhau kinh nghiệm đã được chắt chiu cả một đời.Thuở ấy,mỗi lúc đông về,bà thường nhắc tôi mặc áo cho thật ấm,vậy mà giờ đây bà nằm một mình trong lòng đất lạnh,trống trải và cô đơn…Tôi yêu bà,gắn bó bên bà cả một thời thơ bé.Tâm hồn tôi trong trẻo hơn,trái tim hiểu thế nào là nhân ái từ sự dạy dỗ của bà,từ những câu chuỵên cổ tích mà bà đã kể.Bây giờ tôi đã lớn khôn.Đông về biết tự mặc áo ấm,làm việc nhà không còn hậu đậu vụng về,bà tôi lại chẳng còn có dịp nhìn thấy thành quả của mình được nữa.
Tiếng mẹ gọi hoá vàng,tro tiền giấy bay kéo tôi ra khỏi thế giới tuổi thơ tràn ngập hình bóng của bà.Tôi trở về nhà trên con đường cũ nhưng sao thấy không gian như ảm đạm hơn.Dường như tôi đang mong chờ một điều kỳ diệu vẫn thường xảy ra trong các câu chuyện cổ tích để không gian buồn trên con đường về nhạt bớt đi chăng?
Có thể bà đã đi xa mãi nhưng bà vẫn sống trong lòng tôi và tất cả mọi người trong gia đình.Tôi tin bà đang dõi theo từng bước đường đời của đứa cháu yêu và nhất định sẽ để bà được mỉm cười về tôi nơi chín suối.

sưu tầm

#5
 Sponsored content


Xem chủ đề cũ hơn Xem chủ đề mới hơn Về Đầu Trang  Thông điệp [Trang 1 trong tổng số 1 trang]


Permissions in this forum:
Bạn không có quyền trả lời bài viết