Diễn đàn Học tốt - HTFM
Chào mừng bạn đến với hoctot.forumvi.com - DIỄN ĐÀN HỌC TỐT
DIỄN ĐÀN HỌC TỐT thành lập với mục đích tạo một môi trường học tập để các bạn học sinh trung học  cùng nhau thảo luận, giải bài tập, tiếp thu kiến thức và học hỏi kinh nghiệm.
Rất mong các bạn tham gia và ủng hộ diễn đàn ngày càng sôi nổi hơn!
Bạn có thể  ĐĂNG NHẬP hoặc ĐĂNG KÝ TÀI KHOẢN  để tham gia học tập với chúng tôi nhé!
Xin cảm ơn!
Diễn đàn Học tốt - HTFM
Chào mừng bạn đến với hoctot.forumvi.com - DIỄN ĐÀN HỌC TỐT
DIỄN ĐÀN HỌC TỐT thành lập với mục đích tạo một môi trường học tập để các bạn học sinh trung học  cùng nhau thảo luận, giải bài tập, tiếp thu kiến thức và học hỏi kinh nghiệm.
Rất mong các bạn tham gia và ủng hộ diễn đàn ngày càng sôi nổi hơn!
Bạn có thể  ĐĂNG NHẬP hoặc ĐĂNG KÝ TÀI KHOẢN  để tham gia học tập với chúng tôi nhé!
Xin cảm ơn!
Diễn đàn Học tốt - HTFM

DIỄN ĐÀN HỌC TỐT thành lập với mục đích tạo một môi trường học tập để các bạn học sinh trung học cùng nhau thảo luận, giải bài tập, tiếp thu kiến thức và học hỏi kinh nghiệm.


You are not connected. Please login or register

Xem chủ đề cũ hơn Xem chủ đề mới hơn Go down  Thông điệp [Trang 1 trong tổng số 1 trang]

#1
 nhatkhanghulk

nhatkhanghulk
Thành viên mới
Thành viên mới
dàn ý 3 đề văn nghị luận sau:
1) Chứng minh rằng Lý Công Uẩn là 1 vị vua anh minh, có vai trò quan trọng đối với nước nhà qua bai Chiếu Dời Đô
2) Tầm quan trọng của học và hành trong bài Bàn Luận Về Phép Học
3) Chứng minh rằng thơ Bác đầy trăng

#2
 Admin

Admin
Administrator
Administrator
nhatkhanghulk đã viết:dàn ý 3 đề văn nghị luận sau:
1) Chứng minh rằng Lý Công Uẩn là 1 vị vua anh minh, có vai trò quan trọng đối với nước nhà qua bai Chiếu Dời Đô
2) Tầm quan trọng của học và hành trong bài Bàn Luận Về Phép Học
3) Chứng minh rằng thơ Bác đầy trăng

ĐỀ 1:
Mở bài: giới thiệu tác giả, tác phầm Lý Công Uẩn, Hoàn cảnh sáng tác
- Nêu vấn đề nghị luận: Vai trò của lãnh đạo anh minh đối với vận mệnh của đất nước
- Câu chuyển ý
2. Thân bài:
* giải thích
- giải thích nghĩa đen: Lãnh đạo là gì? Thanh minh là gì? Thế nào là vận mệnh đất nước?
- Nghĩa bóng: Mối quan hệ chặt chẽ với lãnh đạo anh minh đối với vận mệnh đất nước
* Phần bình: Khẳng định vấn đề đúng sai
- Nêu 2 vấn đề trên theo hướng tịch cực thì đất nước sẽ phồn thịnh phát triển (vấn đề tích cực đúng hướng)
- Ngược lại thiếu cách nhìn sâu sắc duy ý chí thì sẽ dẫn đến lạc hậu sai lầm gây hậu quả xấu

* Phần luận: mở rộng vấn đề - chứng minh
- Tầm nhìn xa trong rộng khi quyết định dời kinh đô: NÊU DẪN CHỨNG TRONG SGK
- Lấy dẫn chứng trong văn bản (phần 1) NÊU DẪN CHỨNG TRONG SGK
- Chọn vị trí dời kinh đô (phần 2)NÊU DẪN CHỨNG TRONG SGK
- Thực tế cho vai trò lãnh đạo đất nước khi cả nước tổ chức mừng đại lễ 1000 năm thăng long hà nội và vị thế sau này
3. Kết bài:
- Nêu suy nghĩ khái quát của người viết qua phần suy luận trên
- Đề xuất ý kiến mới (nếu có).

Bài làm THAM KHẢO


Lịch sử Việt Nam trong các triều đại phong kiến suy có, thịnh có, và có những trang sử vàng chói lọi của mình với đầy những chiến công lấp lánh chống giặc ngoại xâm cùng tên tuổi của những người anh hùng dân tộc vĩ đại. Tài năng kiệt xuất và đức độ cao cả của họ đã có ảnh hướng quyết định đến vận mệnh đất nước. Tiêu biểu nhất ta phải kể đến là vua Lý Công Uẩn, những nhà lãnh đạo anh minh sáng suốt bậc nhất trong lịch sử nước nhà.

Một vị vua, một vị tướng, i đều có tài năng lãnh đạo, tầm nhìn xa trông rộng, trí tuệ hơn người và đặc biệt là luôn quan tâm đến việc chăm lo hạnh phúc lâu bền của nhân dân, mà trong đó thể hiện rõ nhất ở tác phẩm "Chiếu dời đô" của Lý Công Uẩn

"Chiếu dời đô” của Lí Công Uẩn là sự tỏ bày ý định từ Hoa Lư (Ninh Bình) ra thành Đại La (tức Hà Nội ngày nay) khi ông mới được triều đình tôn lên làm hoàng đế. Sau đó, ông đổi tên kinh đô thành Thăng Long. Đấy là năm Thuận Thiên thứ nhất – năm khởi đầu sự nghiệp lẫy lừng của nhà Lí – một triều đại có ý nghĩa hết sức quan trọng đưa văn hiến của nước nhà đến đỉnh cao vòi vọi.
Xưa nay đều vậy, thủ đô là trung tâm về văn hoá, chính trị của một đất nước. Nhìn vào thủ đô là nhìn vào sự thịnh suy của một dân tộc, do đó nó có ý nghĩa rất lớn. Dường như lịch sử của các nước có nền văn minh lâu đời đều có những cuộc dời đô như thế. Mở đầu bài chiếu, ông viện dẫn sử sách Trung Quốc, nói về việc các vua đời xưa ở Trung Quốc cũng từng có các cuộc dời đô, nhờ đó mà "vận nước lâu dài, phong tục phồn thịnh". Ngay sau đó, ông cũng viện dẫn sử sách nước nhà, lấy dẫn chứng rằng hai triều Đinh, Lê do không chịu chuyển dời mà khiến cho "triều đại không được lâu bền, số vận ngắn ngủi, trăm họ phải hao tốn". Ông thể hiện tâm trạng của mình: "rất đau xót về việc đó, không thể không dời đổi", đó là tấm lòng của một ông vua hết lòng lo lắng cho dân, cho nước. Bằng lí lẽ ngắn gọn, sắc sảo của mình, nhà vua đã khẳng định rằng, việc dời đô không phải là theo ý riêng của một con người, mà là "thuận theo mệnh trời, hợp với lòng dân", biểu hiện cho xu thế lịch sử. Nước Đại Việt ta lúc ấy đã là một quốc gia độc lập. Muốn bảo vệ được điều ấy thì non sông, nhân tâm con người phải thu về một mối. Tất cả thần dân phải có ý chí tự cường để xây dựng nước Đại Việt thành quốc gia thống nhất vững mạnh. Muốn vậy, việc đầu tiên là phải tìm một nơi “trung tâm của trời đất”, một nơi có thế “rồng cuộn hổ ngồi”. Nhà vua đã rất tâm đắc và hào hứng nói tới cái nơi “đúng ngôi nam bắc đông tây” lại tiện “nhìn sông dựa núi". Nơi đây không phải là miền Hoa Lư chật hẹp, núi non bao bọc lởm chởm mà là chốn Đại La “địa thế rộng mà bằng, đất đai cao mà thoáng”. Như vậy, đây là mảnh đất lí tưởng nhất, ở nơi đây, “dân cư khỏi chịu cảnh khốn khổ và ngập lụt, muôn vật cũng rất mực phong phú tốt tươi". Quả thực Lý Công Uẩn rất quan tâm tới nhân dân. Tìm chốn lập đô cũng vì muốn nhân dân được ấm no hạnh phúc. Theo như ông, có một kinh đô như vậy, nước Đại Việt sẽ muôn đời bền vững. Sự chuyển dời ấy cũng tạo ra một bước ngoặt rất lớn đối với vận mệnh đất nước. Nó đánh dấu một bước phát triển mới của dân tộc Việt Nam: chúng ta không còn phải sống phòng thủ, không còn phải dựa vào thế hiểm trở như ở Hoa Lư để đối phó với quân thù. Chúng ta đã đủ lớn mạnh để lập đô ở nơi có thể đưa nước phát triển đi lên trở thành quốc gia độc lập sánh vai với phương Bắc. Kinh đô Thăng Long quả là cái nôi lập đế nghiệp cho muôn đời, là nơi để cho sơn hà xã tắc được bền vững muôn đời vậy!

Với trí tuệ anh minh, lòng nhân hậu tuyệt vời, nhà vua Lí Công Uẩn đã bày tỏ ý định dời đô một cách hết sức thuyết phục. Ông biết rằng chỉ dùng sử sách thì khó có thể thuyết phục quan thần, vậy nên trong phần sau của văn bản, ta bắt gặp một giọng nói đầy nhân từ, tấm lòng lo cho dân cho nước rất mực. Ông không bắt các quan và nhân dân phải dời đô theo ý mình mà thậm chí còn hỏi han, nghe ngóng tình hình, quan tâm, tiếp thu cả ý kiến, nguyện vọng của nhân dân. Có thể nói rằng Lí Công Uẩn là một vị vua hết sức anh minh, có tầm nhìn xa trông rộng, đặt hạnh phúc lâu bền của nhân dân làm mục đích cho hành động, việc làm của mình nhằm xây dựng được triều đại hưng thịnh, có vai trò quan trọng trong lịch sử.

vị lãnh đạo Lí Công Uẩn dù một vị vua, một vị tướng nhưng LẠI là những nhà lãnh đạo hết sức tài ba, anh minh, họ có thể nắm giữ, thay đổi vận mệnh của cả một đất nước theo triều hướng hết sức tích cực, vì vậy mà họ cũng là những nhân vật được tôn trọng nhất, gắn liền với vận mệnh đất nước Đại Việt.

https://hoctot.forumvi.com

#3
 Admin

Admin
Administrator
Administrator
ĐỀ 2:
Bạn tham khảo dàn ý này nhé :
MB: Nêu khái quát ý nghĩa của việc học và hành. (Tục ngữ có câu "Học phải đi đôi với hành)
TB: *Giải thích:
-Học là gì?
+Thu nhận kiến thức
+Luyện tập kĩ năng do người khác truyền đạt
-Hành là gì?
+Hành là thực hành, là làm
-Mục đích của việc học?
+Học để biết rõ đạo lí, để làm người tốt
+Học để có tri thức, vận dụng vào cuộc sống, phục vụ cho bản thân, cho đất nước.
-Mục đích của hành?
+Là làm để quen tay, có kĩ năng thành thạo. "Trăm hay không bằng tay quen"
*Phân tích hạn chế của việc chỉ thực hiện một mặt:
-Học mà không hành thì sao?
+Chỉ giỏi lí thuyết, hiểu biết sách vở, đó là lí thuyết suông. Khi thực hành thì lúng túng (Dẫn chứng)
+Thiếu kinh nghiệm thực tế nên hạn chế khả năng sáng tạo
-Hành mà không học thì như thế nào?
+Hành mà không học thìsẽ không có kết quả cao, nhất là trong thời đại khoa học - kĩ thuật đang phát triển.
*Phân tích mối quan hệ giữa học và hành:
-Học phải đi đôi với hành là phương pháp tốt nhất.
-Kết hợp giữa học và hành sẽ giúp ta trở thành con người toàn diện, vừa có kiến thức vừa có kĩ năng.
KB: Rút ra bài học và nêu cảm nghĩ.


BL THAM KHẢO
Trong bài tấu gửi vua Quang Trung vào tháng 8 năm 1791,ở phần “ Bàn luận về phép học”, La Sơn Phu Tử Nguyễn Thiếp có viết: “Học rộng rồi tóm lại cho gọn, theo điều học mà làm”. Như vậy, cách chúng ta mấy trăm năm, La Sơn Phu Tử đã nhận ra được tầm quan trọng của phương pháp học tập kết hợp giữa lí thuyết với thực hành. Điều đó cho chúng ta biết rằng giữa hai yếu tố “học” và “hành” có mối quan hệ mật thiết với nhau không thể tách rời.
Vậy, “học” là gì? Học là quá trình tiếp thu tri thức và biến những tri thức được tiếp thu ấy thành vốn hiểu biết của bản thân. Việc học không chỉ đơn thuần thông qua việc hướng dẫn giảng dạy của thầy cô, sự truyền thụ kinh nghiệm của những người lớn tuổi mà còn thông qua sự trao đổi với của bạn bè, qua việc đọc, nghiên cứu tài liệu, sách vở và quan sát từ thực tế cuộc sống. Tuy nhiên, “học” chỉ dừng lại ở khâu lí thuyết. Muốn biến những điều đã học thành thực tế, nhất thiết phải thông qua lao động thực hành.
“Hành” là những thao tác nhằm vận dụng các kĩ năng, kiến thức đã tiếp thu vào việc giải quyết những tình huống, những vấn đề cụ thể. Không một môn học nào lại không có phần thực hành.Việc thực hành thể hiện qua các bài tập sau khi vừa học lí thuyết,qua các tiết thí nghiệm thực hành các bộ môn Lý ,Hóa ,Sinh; qua các thao tác vận động ở bộ môn Thể dục.Theo La Sơn Phu Tử trình bày trong phần “ bàn luận về phép học” thì “hành” là việc vận dụng đạo lý của thánh hiền vào cuộc sống, biến những triết lý trừu tượng thành việc làm cụ thể nhằm thể hiện nhân cách, phẩm giá của con người.
Chủ tịch Hồ Chí Minh có nói: ‘Học mà không hành thì học vô ích, hành mà không học thì hành không trôi chảy”. Lời dạy trên của Bác cũng góp phần khẳng định mối quan hệ mật thiết và tương hỗ giữa hai yếu tố “học” và “hành” trong cuộc sống.
Việc thực hành có tác dụng củng cố kiến thức, khắc sâu những điều đã học. Người có học mà không biết ứng dụng những điều đã học vào thực tế thì việc học ấy trở thành vô ích. Sau mỗi bài học lí thuyết là bài bài tập để củng cố, sau mỗi tiết thí nghiệm thực hành là kiến thức đã học được khắc sâu hơn. Nếu không có những tiết bài tập và thí nghiệm thì những điều chúng ta đã học sẽ trở thành mớ lý thuyết suông không có tác dụng gì.
Đối với sĩ tử ngày xưa, đi học là để hiểu rõ Đạo. Đó là lẽ đối xử hằng ngày giữa con người với nhau. Người đi học mà không hiểu rõ đạo, không biết vận dụng đạo lý thánh hiền để cư xử với nhau mà chỉ “đua nhau lối học hình thức hòng cầu danh lợi,không còn biết đến tam cương, ngũ thường”. Chắc chắn điều đó sẽ dẫn đến kết quả “chúa tầm thường thần nịnh hót”. Và hậu quả tất yếu sẽ là “ nước mất nhà tan ”.
Ngược lại, nếu mọi người biết vận dụng lẽ đạo vào trong cuộc sống thì xã hội sẽ tốt đẹp hơn nhiều. La Sơn Phu Tử Nguyễn Thiếp đã nhấn mạnh “Đạo học thành thì người tốt nhiều,người tốt nhiều thì triều đình ngay ngắn mà thiên hạ thịnh trị”
Tuy nhiên việc thực hành muốn đạt đến thành công cần phải có vai trò khơi gợi dẫn dắt của lí thuyết. Những kiến thức đã học luôn có tác dụng định hướng, dẫn dắt để việc thực hành được tốt hơn. Người thực hành mà không có sự dẫn dắt của học vấn thì khó có hy vọng đạt được mục đích, chẳng khác gì một người đi trong bóng đêm mà không có ánh sáng của ngọn đuốc soi đường.Không một học sinh nào có thể làm được bài tập mà không căn cứ vào những công thức hay định lý đã học. Cũng không một ai thành công ngay ở thí nghiệm đầu tiên mà không có sự hướng dẫn thao tác của thầy cô. Qua bài tấu, để củng cố và phát huy vai trò của việc học, La Sơn Phu Tử Nguyễn Thiếp đã thiết tha đề nghị xin vua Quang Trung thay đổi phương pháp học tập sao cho thích hợp: “Lúc đầu học tiểu học để bồi lấy gốc.Tuần tự tiến lên học đến tứ thư, ngũ kinh, chư sử. Học rộng rồi tóm lược cho gọn, theo điều học mà làm.”
Có một phương pháp học tập tốt và đúng đắn, kết hợp với những thao tác thực hành bài bản, chắc chắn kết quả học tập sẽ được nâng cao và “nhân tài mới lập được công. Triều đình nhờ thế cũng được vững yên”.
Tóm lại, từ viếc tìm hiểu bài tấu “Bàn luận về phép học” của La Sơn Phu Tử Nguyễn Thiếp, em nhận thấy hai yếu tố “học” và “hành” đều có tầm quan trọng như nhau và quan hệ mật thiết cùng nhau. “Học” có vai trò dẫn dắt việc “hành” và “hành” có tác dụng củng cố khắc sâu và hoàn chỉnh việc “học”. Từ đó, em phải thay đổi phương pháp học tập sao cho đúng đắn, biết kết hợp vận dụng tốt cả hai yếu tố “học” và “hành” để nâng cao trình độ học vấn của bản thân và áp dụng linh hoạt vào thực tế.

https://hoctot.forumvi.com

#4
 Admin

Admin
Administrator
Administrator
tham khảo nha

nhà văn Hoài Thanh có nói: “Thơ Bác đầy trăng”. Thật vậy, Bác đã viết nhiều bài thơ trăng. Trong số đó, bài “Ngắm trăng” là bài thơ tuyệt tác, mang phong vị Đường thi, được nhiều người ưa thích. Nguyên tác bằng chữ Hán, đây là bản dịch bải thơ: NGẮM TRĂNG “Trong tù không rượu cũng không hoa Cảnh đẹp đêm nay khó hững hờ. Người ngắm trăng soi ngoài cửa sổ, Trăng nhòm khe cửa ngắm nhà thơ”. Bài thơ rút trong “Nhật ký trong tù”; tập nhật ký bằng thơ được viết trong một hoàn cảnh đoạ đầy đau khổ, từ tháng 8-1942 đến tháng 9-1943 khi Bác Hồ bị bọn Tưởng Giới Thạch bắt giam một cách vô cớ. Bài thơ ghi lại một cảnh ngắm trăng trong nhà tù, qua đó nói lên một tình yêu trăng, yêu thiên nhiên tha thiết. Đọc bài thơ đầu ẩn chứa một nụ cười thoáng hiện. Hai câu thơ đầu ẩn chứa một nụ cười thoáng hiện. Đang sống trong nghịch cảnh, và đó cũng là sự thật “Trong tù không rượu cúng không hoa” thế mà Bác vẫn
thấy lòng mình bối rối, vô cùng xúc động trước vầng tăng xuất hiện trước cửa ngục đêm nay. Một niềm vui chợt đến cho thi nhân bao cảm xúc, bồi hồi. Trăng, hoa, rượu là ba thú vui tao nhã của khách tài tử văn chương. Đêm nay trong tù, Bác thiếu hản rượu và hoa, nhưng tâm hồn Bác vẫn dạt dào trước vẻ đẹp hữu tình của thiên nhiên. Câu thơ bình dị mà dồi dào cảm xúc. Bác vừa băn khoăn, vừa bối rối tự hỏi mình trước nghịch cảnh: Tâm hồn thì thơ mộng mà chân tay lại bị cùm trói, trăng đẹp thế mà chẳng có rượu, có hoa để thưởng trăng? “Trong tù không rượu cũng không hoa, Cảnh đẹp đêm nay khó hững hờ”. Sự tự ý thức về cảnh ngộ đã tạo cho tư thế ngắm trăng của người tù một ý nghia sâu sắc hơn các cuộc ngắm trăng, thưởng trăng thường tình. Qua song sắt nhà tù, Bác ngắm vầng trăng đẹp. Người tù ngắm trăng với tất cả tình yêu trăng, với một tâm thế “vượt ngục” đích thực? Song sắt nhà tù không thể nào giam hãm được tinh thần người tù có bản lĩnh phi thường như Bác: “Người ngắm trăng soi ngoài cửa sổ”… Từ phòng giam tăm tối, Bác hướng tới vầng trăng, nhìn về ánh sáng, tâm hồn thêm thư thái. Song sắt nhà tù tỉnh Quảng Tây không thể nào ngăn cách được người tù và vầng trăng! Máu và bạo lực không thể nào dìm được chân lý, vì người tù là một thi nhân, một chiến sĩ vĩ đại tuy “thân thể ở trong lao” nhưng “tinh thần” ở ngoài lao” Câu thứ tư nói về vầng trăng. Trăng có nét mặt, có ánh mắt và tâm tư. Trăng được nhân hóa như một người bạn tri âm, tri kỷ từ viễn xứ đến chốn ngục tù tăm tối thăm Bác. Trăng ái ngại nhìn Bác, cảm động không nói nên lời, Trăng và Bác tri ngộ
“đối diện đàm tâm”, cảm thông nhau qua ánh mắt. Hai câu 3 và 4 được cấu trúc đăng đối tạo nên sự cân xứng hài hoà giữa người và trăng, giữa ngôn từ, hình ảnh và ý thơ: “Người ngắm trăng soi ngoài cửa sổ, Trăng nhòm khe cửa ngắm nhà thơ”. Ta thấy: “Nhân, Nguyệt” rồi lại “Nguyệt, Thi gia” ở hai đầu câu thơ và cái song sắt nhà tù chắn ở giữa. Trăng và người tù tâm sự với nhau qua cái song sắt nhà tù đáng sợ ấy. Khoảnh khắc giao cảm giữa thiên nhiên và con người xuất hiện một sự hóa thân kỳ diệu: “Tù nhân” đã biến thành thi gia. Lời thơ đẹp đầy ý vị. Nó biểu hiện một tư thế ngắm trăng hiếm thấy. Tư thế ấy chính là phong thái ung dung, tự tại, lạc quan yêu đời, yêu tự do. “Ngắm trăng” là một bài thơ trữ tình đặc sắc. Bài thơ không hề có một chữ “thép” nào mà vẫn sáng ngời chất “thép”. Trong gian khổ tù đầy, tâm hồn Bác vẫn có những giây phút thảnh thơi, tự do ngắm trăng, thưởng trăng. Bác không chỉ ngắm trăng trong tù. Bác còn có biết bao vần thơ đặc sắc nói về trăng và niềm vui ngắm trăng: Ngắm trăng trung thu, ngắm trăng ngàn Việt Bắc, đi thuyền ngắm trăng,… Túi thơ của Bác đầy trăng: “Trăng vào cửa sổ đòi thơ…”, “… Khuya về bát ngát trăng ngân đầy thuyền…”, “Sao đưa thuyền chạy, thuyền chờ trăng thưo…” Trăng tròn, trăg sáng… xuất hiện trong thơ Bác vì Bác là một nhà thơ giàu tình yêu thiên nhiên, vì Bác là một chiến sĩ giàu tình yêu đất nước quê hương. Bác đã tô điểm cho nền thi ca dân tộc một số bài thơ trăng đẹp. Đọc bài thơ tứ tuyệt “Ngắm trăng” này, ta được thưởng một thi phẩm mang vẻ đẹp cổ kính, hoa lệ. Bác đã kế thừa thơ ca dân tộc, những bài ca dao ói về trăng làng quê thôn dã, trăng thanh nơi Côn Sơn của Nguyễn Trãi, trăng thề nguyền, trăng chia

https://hoctot.forumvi.com

#5
 nhatkhanghulk

nhatkhanghulk
Thành viên mới
Thành viên mới
cám ơn admin nhiều lắm
nhưng mà admin có thể cho em biết dàn bài của 3 đề đó được không? đặc biệt là đề số 3
em đọc dàn ý nhưng không hiểu lắm

#6
 Admin

Admin
Administrator
Administrator
đề 3:
MB: tốt nhất là nên mở bài gián tiếp : Gió ,tuyết mai, trăng là những hình ảnh đã gắn liền với thơ ca Việt Nam...
Trăng là nguồn đề tài vô tận trong thơ Bác.
=> Trích nhận định của Hoài Thanh.: thơ bác đầy trăng
TB: Trăng là người bạn gắn bó với Bác.
_ Trong thời gian Bác ở chiến khu Việt Bắc( phân tích bài Cảnh Khuya Và Rằm Tháng Giêng, )
1. Cảnh khuya- 1947
Tiếng suối trong như tiếng hát xa
Trăng lồngg cổ thụ, bóng lồngg hoa
Cảnh khuya như vẽ người chưa ngủ
Chưa ngủ vì lo nỗi nước nhà.
bài Cảnh khuya, Bác cảm nhận vẻ đẹp của một đêm trăng giữa núi rừng Việt Bắc
Âm thanh của tiếng suối( thiên nhiên)- tiếng hát xa( con người)
-> không gian của núi rừng VB trở nên ấm áp, có sức sống của con người, hơi thở của con người, không còn lạnh lẽo, hoang vu.
=> lối so sánh rất hiện đại, rất mới mẻ
=> quan niệm thẩm mĩ của Bác gần với các nhà thơ hiện đại: coi con người là chuẩn mực của cái đẹp để so sánh với thiên nhiên
-> sử dụng nghệ thuật lấy động tả tĩnh=> đã rất khuya, không gian rất yên tĩnh: tiếng hát- tả cảnh tĩnh
Hình ảnh: trăng, cổ thụ, hoa
sử dọng biện pháp diệp từ "***g"
-> dựng lên không gian 3 tầng: trăng- cổ thụ- hoa( được hiểu 2 nghĩa: hoa thật; hoặc hoa được tạo nên từ ánh trăng chiếu qua tán lá cây cổ thụ)
=> hình ảnh rất tĩnh, chiều cao của không gian, của bức tranh được mở đến tận bầu trời
=> cảnh khuya thơ mộng, yên tĩnh, trong lành
Câu 3 giống 1 tấm bản lề khép mở: khép lại cảnh để mở ra hình ảnh con người ở câu 4: người chưa ngủ
Câu 4: sử dụng biện pháp điệp ngữ vòng "chưa ngủ" lí giải vì sao người chưa ngủ: lo nỗi nước nhà, bất chợt cảm nhận được vẻ đẹp của thiên nhiên
=> một tâm hồn nghệ sĩ dễ rung động và rất nhạy cảm trước cái đẹp của thiên nhiên
-> chất nghệ sĩ tỏa sáng trên nền chất chiến sĩ: người chiến sĩ lo lắng cho vận mệnh đất nước là tâm điểm của bức tranh
=> chất thép kết hợp với chất tình
+ Bài Rằm tháng giêng
2. Rằm tháng Giêng( Nguyên tiêu)- 1948
Kim dạ nguyên tiêu nguyệt chính viên
Xuân giang, xuân thủy tiếp xuân thiên
Yên ba thâm xứ đàm quân sự
Dạ bán quy lai nguyệt mãn thuyền
Điệp từ "xuân" lặp lại 3 lần
=> dựng lên 1 không gian mùa xuân từ mặt sông cho đến bầu trời đều ngập tràn sức xuân - huyền ảo,thần tiên, thoát tục, cảm giác như lạc vào cõi bồng lai tiên cảnh
-> một không gian bí mật để bàn việc quân, việc nước, che mắt quân thù - một con thuyền giữa dòng dòng sông thơ mộng
Bàn xong việc quân, đắm mình trong cái đẹp của thiên nhiên, thuyền bàn việc quân- thuyền chở đầy trăng=> trở nên thơ mộng biết nhường nào
=> cả 2 bài, chất tình và chất thép, chất chiến sĩ và chất thi sĩ đều hòa quyện vào với nhau tạo nên vẻ đẹp con người Hồ Chí Minh
_ hình ảnh trăng cũng có trong thơ bác trong hoàn cảnh ngục tù
Phân tích bài " Ngắm trăng",

Ngục trung vô tửu diệc vô hoa,
Đối thử lương tiêu nại nhược hà
Nhân hướng song tiền khán minh nguyệt
Nguyệt tòng song khích khán thi gia

Ở bài 4, Bác dành nhiều thời gian cho trăng nhất. Bài này đã được học, bạn tự lấy trong vở ghi ra

kết lại :Trăng làm bạn vời Người trên những đường hành quân, dền chia sẻ, xoa dịu nỗi đau khi Người bị tra tấn...
KB :Mỗi bài thơ của Bác đều có một cái hay riêng nhưng trăng trong thơ Bác vẫn là hình tượng sống động nhất...

p/s: ủng hộ diễn đàn học tốt nha!

https://hoctot.forumvi.com

#7
 hocmai2013

hocmai2013
Trial Mod
Trial Mod
Ngoài tập "Nhật kí trong tù", chủ tịch Hồ Chí Minh còn để lại nhiều bài thơ chữ Hán và thơ Tiếng Việt. Thơ của Bác phong phú, đẹp đẽ chứa chan tình yêu nước thương dân. Bác cũng có viết một số bài thơ cảm hứng trữ tình nói về tình yêu thiên nhiên. Những vần thơ trăng của Bác đẹp lắm. Nhà văn Hoài Thanh nhận xét "Thơ bác đầy trăng" 
"Thơ Bác đầy trăng" - "thơ trong tù", thơ chiên khu... có nhiều bài, nhiều câu thơ nói về trăng xinh đẹp và trữ tình. 
Trước hết nói về thơ trăng trong "Nhật kí trong tù". "Ngắm trăng" là bài thơ tuyệt tác. Trong ngục tối, nhà thơ không có rượu, có hoa để thưởng trăng. Trăng như một người bạn thân từ phương trời xa, vượt qua song sắt nhà tù đến thăm Bác. Trăng được nhân hóa tuyệt đẹp: có ánh mắt và tâm hồn. Vượt lên mọi cơ cực cảnh tù đày, bác say sưa ngắm vầng trăng. Trăng với bác lặng lẽ nhìn nhau, cảm động. Bài thơ ghi lại một tư thế ngắm trăng hiếm thấy: một tâm hồn tha thiết yêu thiên nhiên, tạo vật, một phong thái ung dung tự tại của nhà thơ - chiến sĩ. Trăng hữu tình nên thơ. Trăng với người tù cảm thông chan hòa trong mối tình tri kỉ: 
"Người ngắm trăng soi ngoài cửa số 
Trăng nhòm khe cửa ngắm nhà thơ" 
"Ngắm trăng" đã nói đến tinh thần lạc quan và khát vọng sống hướng về ánh sáng, tự do của Bác trong cảnh tù đày. 
Tiếp theo ta nói đến thơ trăng chiến khu của Bac. Có gì đẹp hơn gió núi, trăng ngàn? "Rằm tháng giêng" là một bài thơ trăng kì diệu. Hai câu đầu là cảnh trăng xuân sông nước... Một màu xanh bao la bát ngát: sông xuân, nước xuân, trời xuân lung linh dưới vầng trăng đêm nguyên tiêu. Ba chữ "xuân" trong nguyên tác là một gam màu nhẹ, sáng và tươi mát: 
"Rằm xuân lồng lộng trăng soi 
Sông xuân nước lẫn màu trời thêm xuân" 
Hai câu thơ cuối ghi lại công việc của Bác trong đêm giằm tháng giêng: giữa nơi khói sóng của dòng sông, bác "bàn bạc việc quân" để lãnh đạo cuộc kháng chiến. Nửa đêm, con thuyền chở đầy ánh trăng vàng quay về bến: 
"Giữa dòng bàn bạc việc quân 
Khuya về bát ngát trăng ngân đầy thuyền" 
Con thuyền của lãnh tụ trở thành con thuyền của thi nhân chở đầy ánh trăng vàng. Sự xuất hiện của vầng trăng cho ta thấy một hồn thơ tuyệt đẹp: Trong khói lửa chiến tranh ác liệt, căng thằng, bận rộn "việc quân việc nước" nhưng bác vẫn ung dung, lạc quan yêu đời. "Nguyệt mãn thuyền" (trăng đầy thuyên) là một hình tượng thơ cổ kính, mĩ lệ rất độc đáo. 
Có vầng trăng đến "đòi thơ" như bạn tri âm, cùng bác chia vui tin thắng trận. Trăng xuất hiện thì chuông lầu đêm thu reo lên, tin vui thắng trận dồn dập báo về. Cái đẹp gắn liền với niềm vui. Trong cảnh tù đày, trăng đã đến với bác thì trong máu lửa chiến tranh, trong niềm vui thắng trận, trăng cũng không thể nào vắng bóng: 
"Trăng vào cửa sổ đòi thơ 
việc quân đang bận xin chờ hôm sau 
Chuông lầu chợt tỉnh giấc thu 
Ấy tin thắng trận Liên khu báo về" (Tin thằng trận - 1948) 
Có vầng trăng thu dát vàng núi rừng đêm khuya. Cổ thụ, ngàn hoa hiện lên dưới vầng trăng làm cho cảnh khuya đẹp như vẽ. Thi nhân thao thức ngắm vầng trăng, nghe tiếng suối chảy "trong như tiếng hát xa", lòng bồi hồi xúc động" 
"Tiếng suối trong như tiếng hát xa 
Trăng lồng cổ thụ bóng lồng hoa 
Cảnh khuya như vẽ người chưa ngủ 
Chưa ngủ vì lo nỗi nước nhà" (Cảnh khuya - 1947) 
Thiếu nhi, lớp măng non của dân tộc không thể nào quên vầng trăng thu thuở ấy. Bác yêu thương các cháu cho nên khi ngắm trăng Trung thu, bác lại nhớ các cháu gần xa. Tấm lòng của bác như vầng trăng thu ngời sáng: 
"Trung thu trăng sáng như gương 
Bác hồ ngắm cảnh nhớ thương nhi đồng" 
Kể sao hết vầng trăng trong thơ Bác, bởi lẽ "Thơ Bác đầy trăng" 
Thơ Bác đầy trăng, trăng tròn, trăng sáng, trăng trên mọi nẻo đường Bác đã đi qua. Có vầng trăng trong cảnh tù đày. Có vầng trăng kháng chiến. Có vầng trăng thanh bình. Bác nói nhiều về trăng thu. Bác yêu thiên nhiên, sống lạc quan, yêu đời cho nên tâm hồn Bác lúc nào cung hướng về ánh sáng, về cái đẹp. Trăng là biểu tượng cho vẻ đẹp vĩnh hằng, là bạn tri âm của tao nhân mặc khách. Bác là một nhà thơ yêu trăng. 
Trăng là biểu tượng cho vẻ đẹp của thiên nhiên, của non xanh nước biếc. Bác yêu trăng, viết nhiều thơ về trăng vì Bác giàu lòng yêu thương con người. Trăng trong thơ Bác chiếu sáng một tấm lòng hồn hậu đối với thiên nhiên tạo vật, đối với nhân dân và đất nước quê hương thiết tha gắn bó 
Trăng đã góp phần làm cho thơ bác thêm đặc sắc. Thơ bác vừa thực vừa mộng, vừa mang màu sắc cổ điển vừa mới mẻ hiện đại, đậm đà thi vị. Trăng đã tạo nên gương mặt, bản sắc và tính thẩm mĩ trong thơ bác. 
Cuộc đời không thể thiếu vầng trăng. Đọc thơ trăng của bác, tâm hồn mỗi chúng ta thêm giàu có, trong sáng, biết hướng tới ngày mai, vươn tới ánh sáng mà đi lên phía trước. Chúng ta càng thêm yêu cảnh trí non sông. 
Yêu cái đẹp trong thơ trăng của bác, cái đẹp trong thơ trăng cổ nhân, chúng ta học tập tình yêu nước, thương dân của bác. Ước sao đất nước tỏa sáng vầng trăng thanh bình, trăng thu tròn và đẹp cho tuổi thơ, trăng đến với mọi người, mọi nhà trong ấm no hạnh phúc

#8
 hocmai2013

hocmai2013
Trial Mod
Trial Mod
Bài 1:
“Chiếu dời đô” của Lý Công Uẩn là sự tỏ bày ý định từ Hoa Lư (Ninh Bình) ra thành Đại La (tức Hà Nội ngày nay) khi ông mới được triều đình tôn lên làm hoàng đế . Sau đó , ông đổi tên kinh đô thành Thăng Long . Đấy là năm Thuận Thiên thứ nhất – năm khởi đầu sự nghiệp lẫy lừng của nhà Lý , một triều đại có ý nghĩa hết sức quan trọng đưa văn hiến của nước nhà đến đỉnh cao vòi vọi . 

Xưa nay , thủ đô là trung tâm về văn hoá , chính trị của 1 đất nước . Nhìn vào thủ đô là nhìn vào sự thịnh suy của một dân tộc . Thủ đô có ý nghĩa rất lớn . Dường như lịch sử của các nước có nền văn minh lâu đời đều có những cuộc dời đô như thế . Mỗi lần dời là một thử thách của dân tộc . Đó phải là quyết định của những đầu óc ưu tú nhất thời đại . Nói cách khác , ko có ý chí quyết tâm lớn , ko có tầm nhìn thấu cả tương lai thì LÝ Công Uẩn ko thể nói đến chuyện dời đô . 

Mở đầu bài chiếu , nhà vua giải thích tại sao lại dời đô . Và bằng một lý lẽ ngắn gọn nhưng sắc sảo , cùng với dẫn chức thiết thực , nhà vua đã khẳng định : việc dời đô ko phải là hành động , là ý chí của một người . Nó là biểu hiện cho xu thế tất yếu của lịch sử . Lý Công Uẩn tuyệt vời là đã hiểu được khát vọng của nhân dân , khát vọng của lịch sử . Dân tộc Việt không chỉ là một nước độc lập . Muốn bảo vệ được điều ấy thì non sông , nhân tâm con người phải thu về 1 mối . Tất cả thần dân phải có ý chí tự cường để xây dựng nước Đại Việt thành quốc gia thống nhất vững mạnh . Muốn vậy , việc đầu tiên là phải tìm một nơi “trung tâm của trời đất” , một nơi có thế “rồng cuộn hổ ngồi” . Nhà vua đã rất tâm đắc và hào hứng nói tới cái nơi “đúng ngôi nam bắc đông tây” lại “nhìn sông dực núi” . Nơi đây ko phải là miền Hoa Lư chật hẹp , núi non bao bọc lởm chởm mà là “ địa thế rộng mà bằng , đất đai cao mà thoáng” . Như vậy , đây là mảnh đất lí tưởng “ dân cư khỏi chịu cảnh khốn khổ và ngập lụt , muôn vật rất mực phong phú tốt tươi .”Thật cảm động , vị vua anh minh khai mở 1 triều đại chói lọi trong lịch sử Đại Việt đã rất quan tâm tới nhân dân . Tìm chốn lập đô cũng vì dân , mong cho dân được hạnh phúc . Trong niềm tin của vua , có 1 kinh đô như vậy , nước Đại Việt sẽ bền vững muôn đời . 

Dời đô ra Thăng Long là 1 bước ngoặc rất lớn . Nó đánh dấu sự trường thành của dân tộc Đại Việt . Chúng ta ko cần phải sống phòng thủ , phải dựa vào thế hiểm trở như ở Hoa Lư để đối phó với quân thù . Chúng ta đã đủ lớn mạnh để lập đô ở nơi có thể đưa nước phát triển đi lên , đưa đất nước trở thành quốc gia độc lập sánh vai với phương Bắc . Kinh đô Thăng Long quả là cái nôi lập đế nghiệp cho muôn đời , là nơi để cho sơn hà xã tắc được bền vững muôn đời vậy ! 

Có thể nói , với trí tuệt anh minh tuyệt vời , với lòng nhân hậu tuyệt vời , Lý Công Uẩn đã bày tỏ ý định với các quan trong triều ý định dời đô giàu sức thuyết phục . Phần đầu nhà vua đưa ra những lý lẽ thuyết phục là nhờ những bằng chứng sử sách . Nhưng phần sau nhà vua đã đưa ra những suy nghĩ của riêng mình về miền đất mà vua định lập đô , ko chỉ là cho ta thoả mãn về lí trí mà quan trọng hơn là bị thuyết phục bằng tình cảm . Ta bắt gặp ở đây 1 giọng nói đầy nhân từ , tấm lòng lo cho dân cho nước rất mực . Những điều vua nói cách đây cả ngàn năm nhưng hôm nay nhìn lại vẫn giữ nguyên tính chân lí của nó . Trải qua bao thăng trầm , con rồng bay lên bầu trời Hà Nội vẫn làm cho cả nước bái phục nhân cách , tài năng của Lý Công Uẩn , 1 vị vua anh minh vĩ đại . 

“Chiếu dời đô” là áng văn xuôi cổ độc đáo , đặc sắc của tổ tiên để lại . Ngôn ngữ trang trọng , đúng là khẩu khí của bậc đế vương . Đó là kết tinh vẻ đẹp tâm hồn và trí tuệ Việt Nam . Nó khơi dậy trong lòng nhân dân ta lòng tự hào và ý chí tự cường mạnh mẽ .

#9
 hocmai2013

hocmai2013
Trial Mod
Trial Mod
Bài 2:
Từ xưa đến nay, dường như thời đại vẻ vang nào cũng có các tên tuổi sáng chói về tài năng và đức độ. La Sơn phu Tử Nguyễn Thiếp là một trong số đó. Con người “ thiên tư sáng suốt, học rộng hiểu sâu” này đã dâng lên vua Quang Trung một bài tấu thể hiện rõ quan niệm của ông về việc học và đoạn trích “Bàn luận về phép học” thể hiện rõ tầm quan trọng của việc kết hợp “Học” và “Hành” như ông bà ta thường nói: “Học đi đôi với hành”
Đầu tiên ta hãy tìm hiểu: Học là gì? Học là thu thập kiến thức, kinh nghiệm sống để bồi dưỡng thêm cho bản thân. Học, là tăng gia sự hiểu biết của mình, là mở rộng tâm hồn của mình bằng cách thu nhận sự hiểu biết cùng những kinh nghiệm của kẻ khác làm của mình. Học là để cho đầu óc và tâm hồn càng ngày càng cao hơn, rộng hơn, có rộng thì mới tránh được cái nạn "thiên kiến", "chấp nhất" của những đầu óc hẹp hòi. Theo La Sơn Phu Tử, người đi học là học đạo, học cách đối nhân xử thế hàng ngày, học cách ăn, cách ở, cách phò vua giúp nước chứ không phải học để mưu câù danh lợi như lũ tiểu nhân mạt hạng. Còn Hành là gì ? Hành nghĩa là thực hành, là áp dụng những lý thuyết trong học tập vào thực tế, vào cuộc sống.
La Sơn Phu Tử đã so sánh : “ Ngọc không mài không thành đồ vật, người không học không biết rõ đạo”. Vậy trước tiên là phải học. Học là phải học từ thấp đến cao, từ căn bản đến nâng cao, từ Tứ thư, Ngũ kinh rồi đến Chư sử. học rộng rồi tóm lược cho gọn. Nhưng trước khi học, người đi học phải biết rõ mục đích của việc học để sau này không lệch lạc, không xa rời khỏi con đường đúng đắn, không có cách học sai lầm. Mục đích của người đi học, từ đầu, phải xác định là không học để mưu cầu danh lợi, không chỉ học cho cá nhân mình và cho gia đình nhỏ bé, mà phải nghĩ xa hơn, sâu hơn là học để “lập đức”, “lập công”, để phò vua giúp nước theo như nền chính học thì lúc âý “triều đình ngay ngắn, thiên hạ thịnh trị” . Nếu ta chỉ học mà không có mục đích thì sẽ biến việc học thiêng liêng thành nấc thang danh vọng tầm thường, thành công cụ để mưu cầu danh lợi như bọn tiểu nhân hay thành một thứ để khoe khoang.
Còn học mà không hành thì sẽ ra sao ? Tức là nếu như học mà không thực hành, thì khác gì con tằm nhả dâu, nhả lại đúng những gì nó đã ăn. Người ta rồi cũng chẳng khác nào cái máy thu thanh, chỉ lặp lại những gì kẻ khác đã nói... Học như thế, không có lợi ích gì cho mình mà còn hạ phẩm cách của con người ngang với máy móc. 
Một Quốc Gia có càng nhiều hiền tài, thì Quốc Gia âý mới mong được vững mạnh, hưng thịnh, triều đại lúc âý mới mong được lâu dài. Lối học không hành thì sẽ chỉ đào tạo ra một lũ “nịnh thần” làm suy thoái triều chính, dân trí. Đó là lối học hình thức, học hòng mưu cầu danh lợi, những mục đích tầm thường và thậm chí là ích kỉ, hại dân.
Hành không phải là chuyện gì khó nhưng cũng chẳng đơn giản. Trước khi hành những thứ mà ta đã học thì trước tiên chúng ta phải hành “đạo” để sau này ra xã hội, chúng ta không sai lệch trong tư tưởng và trong cách làm việc hàng ngày. Nêú không xác định được việc đó thì hậu quả thật khó lường. Xã hội này sẽ trở thành một nơi không cảm xúc, không lễ nghĩa mà chỉ có học thức và thủ đoạn. Lúc âý, xã hội không còn là cộng đồng của người và người nữa mà sẽ trở thành chiến trường – nơi mà mạnh thì được còn yếu thua. Trong những năm gần đây, chúng ta đã phải chứng kiến biết bao việc tham ô, nhũng loạn của dân. Đó là những người trí thức mang trên mình tấm bằng bác sĩ hối hả chia chác tiền hoa hồng trên đơn thuốc của bệnh nhân, là những “ông lớn” ngành xây dựng lén lút rút bớt vật tư khi thi công công trình, và còn nhiều nữa. Vậy cần phải coi lại cái thực học của những kẻ “tri thức” như thế. Những người có học chân chính thì không thể hành như vậy được. 
Dư luận xã hội bâý lâu nay luôn quan tâm đến lối học hình thức. Các trường chuyên, lớp chọn cứ bắt buộc con em mình, nhồi nhét con em mình với một lượng lý thuyết nhiều đến quá tải mà không thực hành gì nhiều. Vậy có thực sự là “đào tạo nhân tài” như người ta thường nói không? Trong số những người bị ép buột, bị nhồi nhét âý có bao người thực sự ham học, dùng việc học để giúp ích cho đất nước, để mưu cầu hạnh phúc cho bản thân ? Bên cạnh đó vẫn còn có những “viên ngọc” mỗi ngày mối tối đi. Vẫn còn những học sinh đầy đủ điều kiện để học, để hành vậy mà chỉ lo quậy phá, chơi đùa. Không có đủ trình độ học vấn thì làm sao mà thi thố với đời trong tương lai? Muốn “hành”, muốn tương lai tốt đẹp thì trước tiên phải lo “học” thật nghiêm túc đã !
Học lúc nào cũng đi đôi với hành. Học thật nghiêm túc để sau này xây dựng đất nuớc, để mưu cầu hạnh phúc cho bản thân mình. Vì vậy, những ai đang lơ là học tập thì hãy chú ý hơn; những ai đang chất đầy bồ kiến thức mà không hành thì hãy mang ra áp dụng và những người đang thực hành những điều học thì hãy nhớ lâý mục đích học tập của mình. Bài Bàn luận về phép học của La Sơn Phu Tử Nguyễn Thiếp thật sự có ích cho chúng ta.

#10
 Sponsored content


Xem chủ đề cũ hơn Xem chủ đề mới hơn Về Đầu Trang  Thông điệp [Trang 1 trong tổng số 1 trang]


Permissions in this forum:
Bạn không có quyền trả lời bài viết