Diễn đàn Học tốt - HTFM
Chào mừng bạn đến với hoctot.forumvi.com - DIỄN ĐÀN HỌC TỐT
DIỄN ĐÀN HỌC TỐT thành lập với mục đích tạo một môi trường học tập để các bạn học sinh trung học  cùng nhau thảo luận, giải bài tập, tiếp thu kiến thức và học hỏi kinh nghiệm.
Rất mong các bạn tham gia và ủng hộ diễn đàn ngày càng sôi nổi hơn!
Bạn có thể  ĐĂNG NHẬP hoặc ĐĂNG KÝ TÀI KHOẢN  để tham gia học tập với chúng tôi nhé!
Xin cảm ơn!
Diễn đàn Học tốt - HTFM
Chào mừng bạn đến với hoctot.forumvi.com - DIỄN ĐÀN HỌC TỐT
DIỄN ĐÀN HỌC TỐT thành lập với mục đích tạo một môi trường học tập để các bạn học sinh trung học  cùng nhau thảo luận, giải bài tập, tiếp thu kiến thức và học hỏi kinh nghiệm.
Rất mong các bạn tham gia và ủng hộ diễn đàn ngày càng sôi nổi hơn!
Bạn có thể  ĐĂNG NHẬP hoặc ĐĂNG KÝ TÀI KHOẢN  để tham gia học tập với chúng tôi nhé!
Xin cảm ơn!
Diễn đàn Học tốt - HTFM

DIỄN ĐÀN HỌC TỐT thành lập với mục đích tạo một môi trường học tập để các bạn học sinh trung học cùng nhau thảo luận, giải bài tập, tiếp thu kiến thức và học hỏi kinh nghiệm.


You are not connected. Please login or register

Xem chủ đề cũ hơn Xem chủ đề mới hơn Go down  Thông điệp [Trang 1 trong tổng số 1 trang]

#1
 Admin

Admin
Administrator
Administrator
CHUYÊN ĐỀ 1: CHUYỂN ĐỘNG CƠ HỌC

A. KIẾN THỨC
- Chuyển động là sự thay đổi vị trí của vật này so với vật khác được chọn làm mốc. Chuyển động của một vật mang tính tương đối
- Chuyển động đều là chuyển động được những quãng đường bằng nhau trong những khoảng thời gian bằng nhau. 
- Công thức : v = S/ t
- Vận tốc trung bình:  vtb = $ \frac{S_1+S_2+...+S_n}{t_1+t_2+...+t_n}$
B. PHƯƠNG PHÁP GIẢI
1. Dạng 1: Bài toán cho nửa quãng đường đầu nửa quãng đường sau:
$S_1=S_2=\frac{S}{2}$

Bước 1: Thời gian vật đi nửa quãng đường đầu, nửa quãng đường sau và cả quãng đường lần lượt là:

$ t1=\frac{S_1}{v_1}=\frac{S}{2.v_1}$

$t2=\frac{S_2}{v_2}=\frac{S}{2.v_2}$

$ t=\frac{S}{v}$ *

Bước 2:
Mặt khác:
$ t=t1+t2 =\frac{S}{2.v1}+\frac{S}{2.v2}= S(\frac{1}{2.v1}+\frac{1}{2.v2})$**

Từ * và ** \Rightarrow $\frac{S}{v}=S(\frac{1}{2.v1}=\frac{1}{2.v2})$

 suy ra  $ \frac{1}{v}= \frac{1}{2.v1}+\frac{1}{2.v2}$

 tương đương  $ \frac{1}{v}=\frac{v2}{2.v1.v2}+\frac{v1}{2.v1.v2}= \frac{v1+v2}{2.v1.v2}$

 suy ra $v=\frac{2.v1.v2}{v1+v2}$


2. Dạng 2: Bài toán cho biết nửa thời gian đầu, nửa thời gian sau:

$ t1=t2=\frac{t}{2}$

Bước 1: Quãng đường đi trong nửa thời gian đầu, nửa thời gian sau và cả quãng đường lần lượt là:

$S1=v1.t1=\frac{v1.t}{2}$

$S2=v2.t2=\frac{v2.t}{2}$

$ S=v.t$      (#)

Bước 2: 

Mặt khác:

$ S=S1+S2=\frac{v1.t}{2}+\frac{v2.t}{2}=t(\frac{v1+v1}{2})$   (##)

Từ # và ##  suy ra  $ v.t=t(\frac{v1+v2}{2})$

 suy ra  $ v=\frac{v1+v1}{2}$

3. Chú ý

$S=S_1+S_2+S_3+....+S_n$

$t=t_1+t_2+t_3+.....+t_n$

*P/s: Tùy thuộc vào yêu cầu của đề bài để tính.
3. Dạng 3: Hai vật chuyển động ngược chiều và gặp nhau


Gọi khoảng cách giữa hai vật là AB

Bước 1: Quãng đường vật thứ nhất đi đc đến chỗ gặp nhau:

$S1=v1.t$

Bước 2: Quãng đường vật thứ hai đi đc đến chỗ gặp nhau:

$S2=v2.t2$

Bước 3: Vì hai vật chuyển động ngước chiều và gặp nhau, nên

$S1+S2=AB$

 tương đương  $v1.t1+v2.t2=AB$

 tương đương $t(v1+v2)=AB$

 suy ra$ t=\frac{AB}{v1+v2}$

*Tổng quãng đường mỗi vật được bằng khoảng cách ban đầu

2. Dạng 2: Hai vật chuyển động cùng chiều và gặp nhau

Gọi khoảng cách giữa hai vật là MN

Bước 1: Quãng đường mỗi vật đi đc đến chỗ gặp nhau:

$S1=v1.t$

$S2=v2.t$

Bước 2: Vì hai vật chuyển động cùng chiều và gặp nhau:

 tương đương  $S1-S2=MN$4

 tương đương  $v1.t1-v2.t2=MN$

 tương đương  $t(v1-v2)=MN$

 tương đương  $t=\frac{MN}{v1-v2}$

*Hiệu quãng đường mỗi vật đi được bằng khoảng cách ban đầu.

3. Chú ý

_Bài toán yêu cầu đi tìm thời điểm gặp nhau, ta đi tìm t.

_t là khoảng thời gian mà mỗi vật đi được.

_Bài toán yêu cầu tìm vị trí gặp nhau, ta đi tìm S1 hoặc S2.



 Chuyên đề nâng cao Vật Lý lớp 8 4017764752

https://hoctot.forumvi.com

#2
 kien2000

avatar
Trial Mod
Trial Mod
Chuyên đề 2: Tính tương đối của chuyển động- công thức cộng vận tốc


I. Phương pháp giải




*Do chuyển động có tính tương đối-> vận tốc cũng có tính tương đối tùy thuộc vào vật được chọn làm mốc

1. Bài toán về vật chuyển động trên dòng sông.

A, Ca nô đi xuôi dòng

vx= v1+v2

+v1: vận tốc thực ca nô( vận tốc ca nô trong nước yên lặng, vận tốc ca nô đối với dòng 
nước coi dòng nước đứng yên)

+v2: vận tốc dòng nước đối với bờ sông

+vx: vận tốc ca nô khi đi xuôi

b, CA nô đi ngược dòng

vc= v1-v2
 
+v1: như trên

+v2: như trên

+vc: vận tốc ca nô khi đi ngược dòng.

*Chú ý:

$ vx=\frac{S}{tx}$

$ vc=\frac{S}{tc}$

2. Bài toán về hai vật chuyển động đối với nhau

A, Hai vật chuyển động ngược chiều

 v12= v1+v2

+v1: vận tốc xe 1 đối với mặt đường

+v2: vận tốc xe 2 đối với mặt đường

+v12: vận tốc xe 1 đối với xe2 (lấy xe 2 làm mốc, coi xe 2 đứng yên)

_v21=v2+v1

+v1: như trên

+v2: như trên

+v21: vận tốc xe 2 đối với xe 1( lấy xe 1 làm mốc)

b, Hai vật chuyển động cùng chiều

_v12= |v1-v2|

+v1: như trên

+v2: như trên

+v12: như trên

_v21=|v2-v1|

+v1: như trên

+v2: như trên

+v21: như trên

* Chú ý:

$ v12=\frac{S}{t12}$

#3
 kien2000

avatar
Trial Mod
Trial Mod

  • CHỦ ĐỀ III :         ÁP SUẤT, ÁP SUẤT CHẤT LỎNG, ÁP SUẤT CHẤT KHÍ. BÌNH THÔNG NHAU. 



I.Áp suất

1. Áp lực (F)

_ Là lực ép có phương vuông góc với mặt bị ép.

2. Áp suất(p)

_Độ lớn của áp lực trên một đơn vị diện tích bị ép.


*Công thức $p=\frac{F}{s}$

+F: áp lực (N)

+s: điện tích bị ép ( $m^2$)

+p: áp suất ($N/m^2$)



$F=p.S$


 $S=\frac{F}{p}$


Đơn vị: Paxcan(Pa)


$1Pa=1N/m^2$



*Tăng p


+giảm S tăng F

+Giữ nguyên F tăng S

+giữ nguyên S tăng F


*Giảm F

+Tăng S giảm F

+giữ nguyên F tăng S

+giữ nguyên S tăng F


3. Áp suất chất lỏng
- Càng xuống sâu áp suất chất lỏng càng lớn. 
Công thức:  $P = d.h$

_d: trọng lượng riêng của chất lỏng ($N/m ^3$)



_h: chiều cao của cột chất lỏng (m)



_p: áp suất gây ra bởi cột chất lỏng ($N/ m ^3$ hoặc Pa)


- Càng lên cao áp suất khí quyển càng giảm, cứ lên cao 12 m thì cột thủy ngân giảm xuống 1mm Hg.
- Trong bình thông nhau chứa cùng một chất lỏng đứng yên, mặt thoáng ở các nhánh đều ở cùng một độ cao.




* Chú ý 

_h là chiều cao của cột chất lỏng tính từ điểm cần tính áp suất cho đến mặt thoáng .



_p chỉ phụ thuộc vào d và h



_ Những điểm nằm trên cùng một mặt phẳng nằm ngang trong cùng một chất lỏng thì 

có áp suất như nhau


4. máy ép chất lỏng

$ \frac{F1}{F2} = \frac{S1}{S2}$


- F1: Lực tác dụng ở pít-tông lớn


-F2: lực tác dụng ở pít-tông nhỉ


-S1: Tiết diện của pít-tông lớn


-S2: tiết diện của pít-tông nhỏ


- Trong máy ép dùng chất lỏng ta có công thức:    $\frac{F}{f} =\frac{S}{s}=\frac{H}{h}$


5. Chú ý ( có thể áp dụng cả những bài tập về sau)

_Đổi đơn vị

  a $ dm^2$ = a.$ 10^{-2} m^2$

b $cm^2$ = b.$ 10^{-4}m^2$

c$ mm^2$= c.$ 10^{-6} m^2$



 a $dm^3$ = a.$ 10^{-3} m^3$


b $cm^3$ = b$10^{-6}m^2$


c$ mm^3$ = c.$ 10^{-9}m^2$



_Công thức tính diện tích hình chữ nhật


 S = a.b (a: chiều dài; b: chiều rộng)


_Công thức tính thể tích hình hộp chữ nhật


V = a.b.h (a: chiều dài; b: chiều rộng; h: chiều cao)


P=10m


P = d.V (d: trong lượng riêng của vật  N/$ m^3$; V là thể tích của vật $m^3$)


m=D.V ( D: khối lượng riêng kg/$ m^3$)


d=10.D


*Khi vật đặt trên mặt sàn nằm ngang thì áp lực mà vật tác dụng lên mặt sàn chính là trọng lượng của vật (F=P)

#4
 kien2000

avatar
Trial Mod
Trial Mod
Lực đẩy Ac -si - met ---Sự nổi


I. Lí thuyết
1. Lực đẩy Ac - si - met


a, Công thức FA=d.v


.d: trọng lượng riêng của chất lỏng ($N/m ^3$)


.V: thể tích phần chất lỏng bị vật chiếm chỗ ( $m ^3$)


.FA: lực đẩy Ac - si - met ( N)


2. Chú ý


_FA có:


- Điểm đặt tại tâm của vật


- Phương thẳng đứng


- Chiều hướng từ dưới lên trên

_ P có:


-Điểm đặt tại tâm của vật


- Phương thẳng đứng


-Chiều hướng từ trên xuống


- P=d.V(p=10m) ( V thể tích của vật phần đặc, d trọng lượng riêng của vật)



_Fa= P-F


- P là trọng lượng vật ( số chỉ của lực kế khi treo vật ngoài không khí)


-F: số chỉ của lực kế khi nhúng vật vào trong chất lỏng (N)


-FA là lực đẩy Ac- si - met


_ Đầu bài cho cân --> đo được khối lượng m


_ Đầu bài cho bình chia độ, bình tràn ta đo được thể tích




3. Sự nổi


a, Điều kiện để vật nổi, chìm và lơ lửng


_ P>FA---> vật chìm


_P<FA---> vật nổi


_P=FA---> vật lơ lửng


b, Chú ý
_ khi vật nổi và đứng cân bằng trên mặt chất lỏng ---> FA=P


II, Phương pháp giả chuyên đề Ac- si - met --- Sự nổi


_B1: Tóm tắt đổi ra đơn vị hợp pháp


_B2: Vẽ hình phân tích các lực tác dụng lên vật ( thường có 2 lực trọng lượng P và FA)


_B3: Thiết lập phương trình giữa P và FA


_B4: Giải phương trình --> Kết quả

#5
 kien2000

avatar
Trial Mod
Trial Mod
Định luật về công - Công cơ học


1. Điều kiện để có công cơ học


+ có lực tác dụng và vật


+ có s: quãng đường di chuyển


 * Thiếu một trong hai điều hiện trên thì không có công cơ học


2. Công thức công cơ học


A= F.s


+ F: lực tác dụng vào vật (N)


+S: Quãng đường di chuyển ( m, km)


+A: công của lực (N.m ; J)




$F=\frac{A}{s}$


$s= \frac{A}{F}$


* Đơn vị của công


+ Jun (J)


+ Kilo Jun (KJ)


+Mê ga Jun (MJ)


1J=1N.m


1KG=1000J


1MJ=1000KJ = 1000000 J


3. CHú ý


_ Khi lực tác dụng vào vật có phương vuông góc với quãng đường dịch chuyển của vật 
---> cố công = 0


_ Khi có lực tác dụng vào vật hợp với phương chuyển động của vật 1 góc 
$\alpha$ --> Công của lực được tính theo công thức


$A= F.S. cos \alpha$




4. Định luật về công


_ Không một máy cơ đơn giản nào cho ta lợi về công, được lợi bao nhiêu lần về lực thì thiệt bấy nhiêu lần về đường đi và ngược lại


A sinh ra = A nhận được


Hiệu Suất
$H=\frac{Ai}{Atp}.100%$


+ Ai : công có ích (J)


+Atp: công toàn phần (J)


+H= hiệu suất ( % )


Ai= P.h


Atp= F.s


+ F lực tác dụng theo máy cơ


+ S quãng đường


Atp = Ai + Ahp
( công toàn phần bằng tổng công có ích với công hao phí)

#6
 Sponsored content


Xem chủ đề cũ hơn Xem chủ đề mới hơn Về Đầu Trang  Thông điệp [Trang 1 trong tổng số 1 trang]


Permissions in this forum:
Bạn không có quyền trả lời bài viết